PGS.TS Trần Thành Nam: Công tác phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ cấp bách

 Một nghiên cứu trên 1.040 học sinh tại 4 trường THCS và THPT tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh cho thấy, trong năm học này, có 75.7% học sinh tham gia vào bắt nạt truyền thống, 32.5% học sinh tham gia vào bắt nạt trực tuyến ở các mức độ khác nhau,…

Những vụ việc bạo lực học đường liên tiếp xảy ra ở nhiều cấp học, nhiều địa phương trên cả nước thời gian gần đây đã tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn vốn nhức nhối nhiều năm nay. Theo chuyên gia giáo dục, công tác phòng chống bạo lực học đường đã trở thành nhiệm vụ cấp bách và vô cùng cần thiết.

Nhiệm vụ cấp bách

PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia Tâm lý học, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ định nghĩa: Bạo lực học đường là một bộ phận của bạo lực trong những người trẻ tuổi.

Đó là việc sử dụng sức mạnh thể chất hoặc quyền lực một cách có ý thức, chống lại một người, một nhóm người hoặc một cộng đồng bằng những hành vi gây hại về thể chất hoặc tâm lý.

Bạo lực học đường bao gồm: Bạo lực về mặt thể chất, bao gồm cả trừng phạt thân thể (là các hành vi sử dụng vũ lực hay áp lực gây ra đau đớn về thể chất cho một người nào đó nhưng không nhằm gây thương tích); Bạo lực tinh thần, trong đó có lạm dụng bằng lời nói; Bạo lực tình dục, trong đó có cưỡng hiếp và quấy rối; Bắt nạt, bao gồm cả bắt nạt truyền thống và bắt nạt trực tuyến.

Báo cáo về tình hình bạo lực học đường toàn cầu năm 2017 của UNESCO cho thấy, có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên có trải nghiệm với bạo lực học đường ở một số hình thức mỗi năm.

Ước tính tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi bắt nạt học đường khác nhau giữa các quốc gia và nghiên cứu dao động từ dưới 10% đến hơn 65%.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho thấy cho thấy tỷ lệ bạo lực học đường ở mức đáng báo động.

Công tác phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ cấp bách -0
PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia Tâm lý học, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2014 về bạo lực học đường trên 1.141 học sinh các tỉnh Sơn La, Bình Định và Hà Nội cho thấy, hơn 60% học sinh tham gia bạo lực học đường với các vai trò như người bạo lực, nạn nhân bạo lực và nhóm vừa nạn nhân, vừa bạo lực.

Hay năm 2018, một nghiên cứu tìm hiểu thực trạng vấn đề học sinh tham gia vào bắt nạt truyền thống, bắt nạt trực tuyến và mối quan hệ giữa các hình thức này trên 1.040 học sinh tại 4 trường THCS và THPT tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh cho thấy, trong năm học này, có 75.7% học sinh tham gia vào bắt nạt truyền thống.

32,5% học sinh tham gia vào bắt nạt trực tuyến ở các mức độ khác nhau, từ 1 - 2 lần trong năm học cho đến hàng ngày, với các vai trò khác nhau như thủ phạm, nạn nhân hoặc là cả hai.

“Trước thực trạng như vậy, công tác phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ cấp bách và vô cùng cần thiết” PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Cần có chương trình đào tạo, tập huấn về bạo lực học đường tại Việt Nam

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, kết quả của một số nghiên cứu về hành vi bạo lực học đường tại Việt Nam đã cho thấy, hành vi này trong học sinh chưa được chú ý và chưa được giải quyết có hiệu quả. Giáo viên là những người trực tiếp tiếp xúc với các em cũng chưa nhận thức đầy đủ về nguyên nhân và bản chất của hành vi bạo lực học đường của học sinh.

Không ít người cho rằng hiện tượng học sinh xích mích, va chạm, đe doạ lẫn nhau là “chuyện trẻ con”, các em có thể tự giải quyết, người lớn không cần quan tâm. Do đó, nhiều xích mích, va chạm nhỏ của các em không được giải quyết, tích luỹ lại thành mâu thuẫn, xung đột lớn và trẻ giải quyết với nhau bằng bạo lực.

Bên cạnh đó, các trường chưa chủ động, sáng tạo và quyết tâm trong công tác quản lý phòng chống bạo lực học đường. Khi giữa học sinh xảy ra bạo lực, được nhà trường phát hiện, trong đa số các trường hợp, biện pháp giải quyết phổ biến nhất là sử dụng các hình thức kỷ luật theo các mức độ khác nhau.

Từ góc độ tâm lý cho thấy, việc thường xuyên sử dụng các biện pháp kỷ luật, đặc biệt, một số biện pháp kỷ luật làm mất danh dự, tính sỹ diện của học sinh như: kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường đã khiến các em cảm giác bị “dán nhãn”, trở nên “lì đòn”, không có tác dụng hạn chế bạo lực.

Trái lại, các biện pháp tác động tâm lý sư phạm mang tính tích cực để hoà giải ít được nhà trường sử dụng. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các em chưa được giải quyết triệt để. Khi có cơ hội, các em thường đưa ra những lý do vô cớ, đơn giản và mượn bạo lực để giải quyết mâu thuẫn đã có. Nhiều em thực hiện hành vi bạo lực với những lý do rất đơn giản.

PGS Nam chia sẻ, tại Việt Nam, dựa trên việc tìm kiếm và xem xét một số chương trình đào tạo về giáo dục, sư phạm, tâm lý, công tác xã hội,… có thể nhận thấy, phòng chống bạo lực học đường là một nội dung trong hầu hết các học phần. Một số chương trình tập huấn về bạo lực học đường cũng đã được triển khai tại các địa phương. Tuy nhiên, các chương trình này chỉ mang tính địa phương, do các bên liên quan khác nhau tổ chức tập huấn.

So sánh với các nước trên thế giới, chương trình hỗ trợ đào tạo, tập huấn về bạo lực học đường và các vấn đề liên quan đã được xây dựng và thực hiện bởi trường đại học và bởi các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp. Những chương trình này được triển khai linh hoạt, nhưng vẫn được quản lý chặt chẽ, phải qua sự xét duyệt và được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo các nước trước khi cung cấp dịch vụ đào tạo, tập huấn.

“Đây là điểm mà các chuyên gia khi xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn về bạo lực học đường tại Việt Nam nên xem xét, học tập.

Hơn nữa, phục vụ cho mục đích lâu dài, các chương trình đào tạo về giáo dục, sư phạm, tâm lý, công tác xã hội,... cũng cần lưu ý bổ sung học phần hoặc nội dung về phòng chống bạo lực học đường, giúp trang bị cho người học hiểu biết và kỹ năng phòng chống bạo lực học đường; nâng cao nhận thức, thái độ, sự sẵn sàng ứng phó khi bạo lực học đường xảy ra trong thực tế”, PGS.TS Trần Thành Nam đề xuất.

Cũng theo ông, để đảm bảo rằng chương trình đào tạo, tập huấn có hiệu quả, phù hợp với bối cảnh của từng khu vực trường học, cần có đánh giá trước và sau tập huấn, đánh giá hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, sự tự tin, sẵn sàng ứng phó với các tình huống bạo lực học đường... để kịp thời điều chỉnh chương trình.

Công tác phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ cấp bách -0
Khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên có trải nghiệm với bạo lực học đường ở một số hình thức mỗi năm (Hình minh họa)

Mô hình can thiệp khi có tình huống bạo lực học đường xảy ra

PGS.TS Trần Thành Nam cho hay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, vai trò của từng tổ chức, cá nhân được chỉ định rõ trong các văn bản hướng dẫn phòng chống khủng hoảng trong trường học, trong đó có bạo lực học đường của Chính phủ, các cơ quan quản lý.

Tại Canada, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo nước này, Ban giám hiệu có trách nhiệm thiết lập một kế hoạch để phòng ngừa và ứng phó với bắt nạt và bạo lực ở trường; Thiết lập các quy tắc ứng xử quy định những gì cấu thành hành vi chấp nhận và không thể chấp nhận, cũng như các biện pháp kỷ luật; Thiết lập hệ thống để gửi khiếu nại liên quan đến bắt nạt hoặc bạo lực

Bên cạnh đó, thực hiện tất cả khiếu nại liên quan đến bắt nạt hoặc bạo lực nghiêm trọng; Đặt ra các quy trình tìm hiểu và tái hòa nhập khi học sinh bị đình chỉ.

Tại Mỹ, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ và An ninh Nội địa vận động các trường áp dụng Hệ thống quản lý sự cố quốc gia, cấu trúc chỉ huy sự cố (ICS). Mỗi cá nhân trong mô hình đều được giao nhiệm vụ chuyên trách và phát huy được khả năng thế mạnh, phù hợp với vị trí công việc của họ.

Ví dụ, việc sơ cứu được giao cho nhân viên y tế của trường, việc giám sát an ninh khi khủng hoảng xảy ra được giao cho bảo vệ, việc hỗ trợ tâm lý được giao cho nhân viên tham vấn học đường,... Mỗi đầu công việc được phân công rõ ràng và cụ thể, trên mỗi nhóm hoạt động đều có các trưởng nhóm thâu tóm các đầu việc, giúp cho người quản lý trường học bao quát và giám sát, cập nhật được vấn đề.

Việc phân công rõ ràng như vậy cũng góp phần giúp cho việc phối hợp thực hiện thống nhất và dễ dàng giữa cá nhân và nhóm. Hơn nữa, công việc xử lý khủng hoảng được thiết lập từ trước với nhiệm vụ và nhân sự rõ ràng cũng làm giảm bớt sự bất ngờ khi đối mặt với các vấn đề khi khủng hoảng xảy ra, việc sẵn sàng ứng phó giúp khủng hoảng được xử lý nhanh chóng, kịp thời và đồng bộ.

PGS Nam nhận định, so sánh với hệ thống cấu trúc xử lý khủng hoảng của nước ngoài, mô hình của Việt Nam hiện nay (theo Công văn 5812 ngày 21.12.2018 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường của Bộ GD-ĐT) đã bao gồm những bước cơ bản trong việc phòng ngừa và can thiệp khi có tình huống bạo lực học đường xảy ra.

Tuy nhiên, theo PGS Nam, kế hoạch phòng ngừa của chúng ta vẫn còn một số nhược điểm.

Thứ nhất, xử lý các vụ khủng hoảng nói chung và bạo lực học đường nói riêng là nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự liên kết, hợp tác từ nhiều bên. Do đó, để quản lý bao quát được vấn đề, cần phân chia thành các nhóm nhiệm vụ và có trưởng nhóm để các đầu công việc được triển khai và quản lý được bao quát, đồng bộ và dễ dàng hơn.

Thứ hai, trong kế hoạch còn thiếu một số nhiệm vụ và nhân lực, ví dụ như nhiệm vụ hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân và toàn thể trường học khi tình huống bạo lực học đường xảy ra, vẫn chưa có chuyên viên tâm lý học đường xử lý, hay sự việc quản lý thông tin và hồ sơ của vụ việc cũng chưa được phân công rõ ràng.

Bên cạnh đó, thông tin về vụ bạo lực học đường và quá trình xử lý cần được lưu lại để phục vụ cho việc theo dõi, giám sát, quản lý hoạt động đã triển khai, nhưng chưa có nhân sự cụ thể chịu trách nhiệm.

“Để tránh những thông tin sai lệch, biến thể gây hoang mang dư luận, cần có bộ phận quản lý và công bố thông tin rõ ràng và có bằng chứng. Hay về vấn đề tài chính, ví dụ như làm việc với bảo hiểm để chi trả viện phí cấp cứu cho nạn nhân khi bị thương, hay người làm việc với các bên liên quan về quy trình bồi thường/ yêu cầu bồi thường,… Đó là các vấn đề cần được xem xét bổ sung vào kế hoạch”, PGS Nam nêu quan điểm.

Giáo dục

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.