PGS.TS Đào Thanh Trường được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 02.8.2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định số 767/QĐ-TTg bổ nhiệm có thời hạn PGS.TS Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn giữ chức vụ Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. 

PGS.TS Đào Thanh Trường được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội -0
Tân Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS Đào Thanh Trường

Tân Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Đào Thanh Trường sinh năm 1980 tại Hải Phòng.

Ông Đào Thanh Trường có trình độ lý luận cao cấp, trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Xã hội học năm 2010 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư xã hội học năm 2016.

Theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Đào Thanh Trường là chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích chính sách; quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Với những đóng góp trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quản lý khoa học và công nghệ, xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo sau đại học về quản lý khoa học và công nghệ tại Việt Nam, ông Đào Thanh Trường đã được nhận Kỷ niệm Chương “Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ” của Bộ Khoa học và Công nghệ (năm 2017), Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (2020).

Ông Đào Thanh Trường từng đảm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý quan trọng như: Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý Khoa học và Công nghệ, Trưởng khoa Khoa học Quản lý, Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý (Trung tâm nghiên cứu trọng điểm của ĐHQGHN); Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Uỷ viên Ban thường vụ Đảng uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và Trưởng ban Điều hành Câu lạc bộ Nhà khoa học, ĐHQGHN.

Như vậy, đến thời điểm này, Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội có 5 thành viên gồm: Giám đốc Lê Quân, 4 phó giám đốc là PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải, PGS.TS Phạm Bảo Sơn và PGS.TS Nguyễn Hiệu. 

Giáo dục

Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm
Giáo dục

Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm

Xét tuyển đại học sớm mang đến gánh nặng về nguồn lực đối với các nhà trường, đồng thời cũng là gánh nặng đối với thí sinh khi các em phải nộp hồ sơ rất vất vả ở nhiều trường khác nhau để tăng cơ hội, dù cơ hội đó vẫn được dành cho các em ngay trong đợt xét tuyển chung, khi được đặt số lượng nguyện vọng không giới hạn.

Điều kiện gì để thực hiện mục tiêu đưa giáo dục đại học Việt Nam vào top 10 châu Á ?
Giáo dục

Điều kiện gì để thực hiện mục tiêu đưa giáo dục đại học Việt Nam vào top 10 châu Á ?

Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, trên thế giới hiện chỉ có các bảng xếp hạng trường đại học, chưa có thang đo nào đánh giá được thứ hạng của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học các nước. Trên thực tế, việc đánh giá thứ hạng của cả nền giáo dục đại học cũng là điều không đơn giản.

Tuyển sinh đại học 2025: Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh đại học 2025: Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT dự kiến có thể bỏ xét tuyển sớm. Chỉ tiêu cho xét tuyển sớm sẽ chỉ dành cho những học sinh có thành tích vượt trội, xuất sắc, có các giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế. Còn lại đa số thí sinh đều tham gia vào đợt xét tuyển chung theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT.

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế
Giáo dục

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế

Sáng 6.1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Theo đó, năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung triển khai nghiêm túc và bảo đảm tiến độ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. 

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học
Giáo dục

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm vừa ban hành sẽ giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học. Điều này quan trọng trong thực tế hiện nay, khi ranh giới giữa hai hoạt động này mập mờ, khiến không ít nhà trường, tổ chức giáo dục không thực sự làm tốt vai trò, sứ mệnh giáo dục của mình, khiến việc lạm dụng dạy thêm xảy ra.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Đầu năm 2025 nhiều quy định mới về giáo dục đã được ban hành như Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Quy định mới về dạy thêm, học thêm; Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào dạy và học ngoại ngữ trong trường học...