Nữ sinh Trường Đại học Việt - Nhật được tập đoàn lớn của Nhật Bản nhận ngay khi tốt nghiệp

Hoàng Bích Thủy, sinh viên Trường Đại học Việt - Nhật (VJU), Đại học Quốc gia Hà Nội đã hoàn thành 175/175 tín chỉ thuộc chương trình Nhật Bản học (BJS) và trở thành tân cử nhân có việc làm trước khi tốt nghiệp. 

Khóa cử nhân đầu tiên của Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 32 sinh viên theo học chương trình Nhật Bản học. Đây là chương trình chất lượng cao đặc biệt của trường với khối lượng học tập lên đến 157 tín chỉ trong 4 năm học. 73% sinh viên đã hoàn thành đúng hạn với 97% vượt số lượng tín chỉ, trong đó phải kể đến Hoàng Bích Thủy - người đã hoàn thành 175/157 tín chỉ. 

Hoàng Bích Thủy chia sẻ, cách đây 4 năm, nhận thấy triết lý giáo dục của Trường Đại học Việt Nhật phù hợp với định hướng của bản thân, Thủy đã đăng ký nộp hồ sơ và trở thành sinh viên của trường. Nữ sinh chọn VJU cho 4 năm thanh xuân bởi triết lý giáo dục khai phóng mà Nhà trường theo đuổi.

z5725916993904_7c8c2281f4b6385359ca13602b3b8a95.jpeg -0
Hoàng Bích Thủy nhận bằng tốt nghiệp năm 2024 

Thủy cho rằng, việc học đại học không chỉ dừng ở việc trang bị kiến thức, mà còn là để làm mới tư duy, trau dồi kỹ năng, qua đó giúp người học theo đuổi con đường riêng, mang bản sắc cá nhân, đóng góp vào bức tranh chung của cộng đồng.

Trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Việt Nhật, Thủy là người đăng ký học nhiều tín chỉ nhất với 175/157 tín chỉ. Bên cạnh các môn bắt buộc theo định hướng kinh tế - quản lý, Thủy còn đăng ký thêm những môn mới lạ và độc đáo khác như: Khoa học thông tin, An ninh và phát triển bền vững, Các vấn đề đương đại ở Đông Á, Luật và Môi trường…

Nữ sinh chia sẻ: "Mong muốn mở mang vốn tri thức hữu hạn của bản thân chính là động lực mạnh mẽ khiến em đăng ký nhiều tín chỉ đến vậy. Càng học nhiều, em lại càng ý thức được tầm quan trọng của việc học có hiểu biết (liên ngành) để có thể ứng dụng vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, công việc và cuộc sống".

z5725917067908_846795153546f1b9ed7bc21140b4b89b.jpg -0

Ấn tượng của Thủy về Trường Đại học Việt Nhật là một cộng đồng đa sắc, bởi các sinh viên của trường đến từ nhiều quốc gia khác, dân tộc khác nhau. Những cá tính, bản sắc riêng của từng người tạo nên một bức tranh tổng thể với muôn vàn màu sắc.

Qua những cuộc trò chuyện, Bích Thủy hiểu thêm về văn hóa cũng như cuộc sống của các bạn. Dù không ai giống ai, nhưng điểm chung của sinh viên VJU là đều quyết tâm theo đuổi mục tiêu, sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để trở thành phiên bản họ mong muốn, đồng thời kiến tạo những giá trị tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng.

z5725917087537_5f3244a6e67017aa8a3d7260440584b9.jpg -0

Trải nghiệm đáng nhớ nhất của Bích Thủy trong bốn năm học là được chọn để thuyết trình về ý tưởng IdFi trước Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương Kiko. Đó là một dự án cải thiện hoạt động giáo dục nhằm nâng cao ý thức về vệ sinh dịch tễ cho trẻ em trong đại dịch, thông qua công cụ trò chơi (game). Ý tưởng này đã đạt giải thưởng “Global Award Nikkei Steam 2023” và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các chuyên gia.

Hiện Bích Thủy đã được nhận vào một tập đoàn lớn của Nhật Bản trước khi tốt nghiệp. Trong tương lai, nữ sinh sẽ tiếp tục nỗ lực để bổ sung vốn kiến thức đóng góp nhiều hơn cho công ty, cho cộng đồng và chính cuộc sống của bản thân.

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".