Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học

Mồ côi bố, cuộc sống vất vả, thế nhưng Cao Thị Lệ Hằng vẫn luôn biết cách để vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn để vươn lên trong học tập. Bằng chính sự nỗ lực của mình Hằng trở thành người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học.

Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học -0
Nữ sinh người Rục Cao Thị Lệ Hằng

Cô gái người Rục đầu tiên “mở” cánh cửa đại học

Cao Thị Lệ Hằng (sinh năm 2004), là người đồng bào Rục, thuộc dân tộc Chứt, nhà em ở bản Mò O Ồ Ồ, một bản nghèo xa xôi thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).

Cuộc sống của đồng bào người Rục nơi Hằng sinh sống còn muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nhận thức của bà con dân bản vẫn còn hạn chế. Bởi vậy, việc cô gái nhỏ nhắn của Cao Thị Lệ Hằng thi đỗ đại học đã trở thành một kỳ tích, Hằng chính là người đầu tiên của đồng bào người Rục bước chân vào giảng đường đại học.

Lệ Hằng sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 8 chị em, bố mất sớm, cũng bởi vậy, con đường tương lai cô học trò nghèo đối diện nhiều thách thức. Vì điều kiện gia đình, đã có những lúc tưởng chừng như con đường học tập của Hằng đã phải bỏ dở giữa chừng.

Biết rõ chỉ có con chữ mới có thể đưa gia đình thoát nghèo, giúp bản thân thay đổi tương lai, vậy nên Hằng luôn nỗ lực vượt khó, vươn lên mỗi ngày và không bao giờ từ bỏ. Hằng luôn cố gắng và hăng say học tập, nổi bật hơn hẳn so với bạn bè cùng trang lứa, cô gái người Rục như một bông hoa luôn vươn lên giữa núi rừng.

Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học -0
Thi đậu vào đại học, Hằng nhận được sự quan tâm rất lớn từ các đơn vị, ban ngành

Một trong những điều kiện giúp Hằng có thể theo đuổi con chữ chính là sự hỗ trợ từ Đồn Biên phòng Cà Xèng. Từ năm 2016, thấy Hằng hiếu học, lại có hoàn cảnh khó khăn, Đồn Biên Phòng Cà Xèng đã nhận chăm sóc em theo chương trình "Nâng bước em đến trường", mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng. Nhờ vậy, Hằng đã có điều kiện theo học đến hết cấp 3 và thi vào đại học.

Cô giáo Nguyễn Thị Dung, chủ nhiệm lớp 12B, Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình, nơi Hằng từng theo học cho biết, lớp có 29 học sinh là con em các dân tộc thiểu số nhưng duy nhất Hằng là người Rục. Trong quá trình học tập, Hằng là người luôn có ý thức học tập tốt, và học được các môn xã hội. Vì thế, em luôn được cô giáo chủ nhiệm và các cô giáo bộ môn quan tâm, hỗ trợ về mặt học tập.

“Hằng thi đậu vào Đại học là kết quả suốt nhiều năm không ngừng nỗ lực, rèn luyện của em. Đây sẽ là tiền đề để Hằng tiếp tục cố gắng, để có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Việc Hằng đậu vào đại học là niềm vui của các thầy cô và bạn bè, cũng là tấm gương cho các em học sinh dân tộc khác noi theo”, cô Dung chia sẻ.

Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học -0
Nữ sinh Cao Thị Lệ Hằng và cô giáo chủ nhiệm lớp 12

Ước mơ trở về làm cô giáo bản

Theo chia sẻ của Cao Thị Lệ Hằng, ngay từ nhỏ, được đến trường, em đã rất yêu quý các cô giáo bản và luôn mơ ước sau này cũng sẽ trở thành giáo viên, đưa con chữ, ánh sáng tri thức về với bản làng. Chính điều này đã tạo động lực để Hằng cố gắng và thi đỗ vào đại học, kỳ tích này có thể sẽ là bước ngoặt cuộc đời của nữ sinh người Rục.

Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học -0
Kỳ tích của nữ sinh người Rục tạo ra niềm vui, tự hào cho mẹ là bà Hồ Thị Pấy và cả bản làng của em

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2021-2022, Cao Thị Lệ Hằng đều đạt điểm khá cao: Văn học 7,75 điểm, Địa lý 7,75, Lịch sử 7,75 và Giáo dục công dân đạt 9,5. Tổng điểm xét tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Huế của nữ sinh này đạt 25,5.

Đậu vào Trường Đại học Sư phạm Huế, một ngôi trường có tiếng ở miền Trung, thế nhưng sau khi suy nghĩ, Hằng đã quyết định chọn vào học tại Khoa Sư phạm, Trường Đại học Quảng Bình. Theo chia sẻ của Lệ Hằng, em đưa ra quyết định này là bởi lẽ học ở Quảng Bình sẽ có nhiều bạn bè và dễ hòa nhập hơn, bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt và học tập tại Quảng Bình cũng sẽ ít hơn, đỡ vất vả hơn so với việc phải “tay xách nách mang” vào thành phố Huế.

“Em đã suy nghĩ rất kỹ và thấy rằng học tại trường Đại học Quảng Bình sẽ phù hợp và tốt hơn đối với em. Điều quan trọng nhất là bản thân em phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trên giảng đường, tiếp thu kiến thức và ra trường với kết quả tốt, như vậy thì em mới có thể tìm được một công việc như ước muốn”, Hằng tâm sự.

Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học -0
Cô sinh viên Hằng duyên dáng trong tà áo dài trong ngày khai giảng

Cũng theo chia sẻ của Hằng, sau 1 tháng trở thành tân sinh viên của Trường Đại học Quảng Bình, được sự giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè, cô gái người Rục không gặp nhiều khó khăn và dần làm quen với cuộc sống sinh viên. Cánh cửa đại học đã mở ra, Hằng sẽ phải tiếp tục nỗ lực, bước đi trên chính đôi chân của mình để biến giấc mơ của bản thân thành hiện thực.

Mục tiêu của Hằng là hoàn thành chương trình đại học và khao khát được trở về quê hương, về với bản làng trên cương vị một cô giáo mầm non. Hằng muốn có một công việc ổn định, kiếm tiền chăm sóc cho mẹ, và hơn nữa sẽ góp một phần sức lực để thay đổi bản nghèo nơi mình sinh ra.

Trước đó, khi nghe tin nữ sinh người Rục Cao Thị Lệ Hằng, học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình, trúng tuyển vào đại học, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, Ban Dân tộc, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, doanh nghiệp cũng đã đến trao thưởng và động viên để Hằng thêm động lực, vững bước trên giảng đường đại học.

Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học -0
Hai em Cao Thị Lệ Hằng và Hồ Thị Lích

Theo Báo Quảng Bình, tại buổi gặp mặt hai em Cao Thị Lệ Hằng và Hồ Thị Lích (nữ sinh người Mày tại bản Ba Loóc, xã Dân Hóa (Minh Hóa) bạn học cùng lớp với Hằng cũng nhận tin vui khi trúng tuyển vào Trường đại học Sư phạm Huế với số điểm 25,25), trước khi nhập học, các em đã được đón nhận nhiều món quà ấm áp của các tổ chức, cá nhân. Trong đó, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã gửi lời khen và tặng mỗi em 5 triệu đồng.

Đồng chí Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tặng mỗi em 2 triệu đồng. Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh, nhà trường và các doanh nghiệp đã có nhiều món quà động viên hai em.

Đặc biệt, đồng chí Phan Thanh Cường, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy cho biết, sau khi nắm bắt thông tin về trường hợp của em Cao Thị Lệ Hằng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng đã quyết định hàng tháng sẽ trích 3 triệu đồng tiền lương để hỗ trợ sinh hoạt phí cho em trong 4 năm học (mỗi năm 12 tháng).

Đây là món quà “tiếp sức” của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đối với học sinh người Rục đầu tiên đỗ đại học và lựa chọn ngành sư phạm. Đồng chí mong muốn em sẽ tiếp tục cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt và hoàn thành chặng đường 4 năm học. Sau khi tốt nghiệp, em sẽ trở thành giáo viên đủ năng lực, trình độ và nhiệt huyết, trách nhiệm, tiếp tục mang cái chữ và ánh sáng văn hóa về cho các học sinh và bà con dân bản!.

Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: "Đội ngũ Nhà giáo cần tự học, tự đổi mới, tự vượt qua giới hạn bản thân để phát huy sự ưu tú"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: "Đội ngũ Nhà giáo cần tự học, tự đổi mới, tự vượt qua giới hạn bản thân để phát huy sự ưu tú"

Các Nhà giáo cần tiếp tục tự học, tự đổi mới, tự vượt qua giới hạn của bản thân để phát huy tốt nhất sự ưu tú của mình. Ưu tú không đợi phải phân công, không đợi phải yêu cầu, mà cần được thể hiện qua tinh thần dấn thân, gánh vác, chủ động, tích cực với những việc đã làm, đang làm và cần làm cho giáo dục của đất nước.

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì
Giáo dục

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Sáng 16.11, trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024), trường Tiểu học Dịch Vọng B (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tiến hành tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Trường Đại học Lâm nghiệp phải là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam
Giáo dục

Trường Đại học Lâm nghiệp phải là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam

Ngày 16.11, Trường Đại học Lâm nghiệp đã long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1964-2024). Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024
Giáo dục

Trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024

Sáng 16.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2024. Giải được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp giáo dục; về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội kỷ niệm 75 năm thành lập
Nhịp cầu giáo dục

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội kỷ niệm 75 năm thành lập

Sáng ngày 16.11, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ kiệm 75 năm ngày thành lập trường (1949-2024), Ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20.11 với sự tham dự của nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên, đã và đang công tác và học tập tại trường.

 Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa phương

Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa và luôn khẳng định là địa chỉ giáo dục tin cậy của các bậc phụ huynh, thế hệ học sinh. Trở thành một trong những cơ sở giáo dục dân lập điển hình, góp phần đưa ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) thành phố trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh.

Ứng dụng công nghệ cao mở ra những hướng đi mới cho ngành lâm nghiệp
Giáo dục

Ứng dụng công nghệ cao mở ra những hướng đi mới cho ngành lâm nghiệp

Ngày 15.11, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững”. Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Nam
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Nam

Ngày 15.11, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an - tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, các thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” trong các cơ sở giáo dục khu vực miền Nam.

Trường Đại học Giáo dục là cơ sở đào tạo sư phạm chủ chốt của đất nước
Giáo dục

Trường Đại học Giáo dục là cơ sở đào tạo sư phạm chủ chốt của đất nước

Theo Đề án Quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học và sư phạm 2030, tầm nhìn 2050, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội được xác định là cơ sở đào tạo sư phạm chủ chốt. Trách nhiệm của Nhà trường phải thể hiện vai trò nòng cột trong đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.