Nỗ lực đến năm 2025, bảo đảm đủ định mức số lượng giáo viên mẫu giáo

Ngành Giáo dục và Đào tạo phấn đấu có 100% trẻ em mẫu giáo tại các cơ sở giáo dục mầm non được học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non. Phấn đấu đến năm 2025, bảo đảm đủ định mức số lượng giáo viên lớp mẫu giáo theo quy định.

Ngày 10.11, tại Lào Cai đã diễn ra Hội thảo đánh giá công tác huy động trẻ mẫu giáo, nâng chất lượng phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi.

Tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo đến trường đạt 93,1%

Tại hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Cù Thị Thuỷ đã báo cáo Đánh giá công tác huy động trẻ em mẫu giáo và các điều kiện bảo đảm, hỗ trợ, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi.

Trong giai đoạn 2015 - 2023, mạng lưới trường lớp mầm non tiếp tục được củng cố, mở rộng và phân bổ đến hầu hết các địa bàn dân cư để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ đến trường, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục.

Các địa phương đã quan tâm quy hoạch, mở rộng mạng lưới trường lớp, phù hợp với yêu cầu giáo dục mầm non. Đồng thời, rà soát quy hoạch đất đai, bố trí quỹ đất để xây dựng trường, lớp mầm non. Đầu tư và huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục mầm non đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân.

Tập trung nguồn lực đầu tư để phát triển các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục, đặc biệt là loại hình nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập. Đến năm 2023, toàn quốc có 3.224 trường mầm non dân lập, tư thục (tăng 52% so với năm 2015).

Đến năm học 2022 - 2023, tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo đến trường, lớp toàn quốc đạt 93,1%, tương ứng gần 4,3 triệu trẻ em mẫu giáo. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều giải pháp đồng bộ về bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ và đổi mới. Từ đó, hoàn thiện Chương trình giáo dục mầm non hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được thực hiện có hiệu quả.

Các địa phương đã chủ động, tăng cường xây dựng, kiểm tra, đánh giá kết quả theo quy định. Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tăng hàng năm, đạt 56,9%. Toàn quốc hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi vào năm 2017. Năm 2022, 63/63 tỉnh, thành phố, 100% đơn vị cấp huyện và 99,9% đơn vị cấp xã duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.

Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ 2 buổi/ngày theo Chương trình Giáo dục mầm non từng bước được nâng dần về số lượng và chất lượng. Trẻ mẫu giáo 5 tuổi được chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng vào học lớp một. Trẻ em người dân tộc thiểu số được tăng cường chuẩn bị tiếng Việt…

Nỗ lực đến năm 2025, bảo đảm đủ định mức số lượng giáo viên lớp mẫu giáo -0
Tại Hội thảo, đại diện các tỉnh, thành phố đã đánh giá kết quả công tác huy động trẻ em mẫu giáo và công tác hỗ trợ nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn. Ảnh: Hà Thuận

Cần chú ý giải pháp để chuẩn hoá đội ngũ giáo viên mầm non

Mục tiêu đến năm 2025, các địa phương huy động trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến cơ sở giáo dục mầm non để được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non đạt 95%. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 97% vào năm 2030.

Ngành Giáo dục và Đào tạo phấn đấu có 100% trẻ em mẫu giáo tại các cơ sở giáo dục mầm non được học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non. Phấn đấu đến năm 2025, bảo đảm đủ định mức số lượng giáo viên lớp mẫu giáo theo quy định. Tỷ lệ giáo viên có trình độ từ cao đẳng trở lên đạt 90% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030. Bảo đảm tỷ lệ mỗi lớp mẫu giáo có 1 phòng học vào năm 2025. Phấn đấu có 55% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo mức độ I trở lên vào năm 2025 và 60% vào năm 2030…

Đồng thời, thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo ở một số tỉnh, thành phố giai đoạn 2024-2028 tại một số tỉnh, thành phố. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ năm 2030.

Để đạt được những mục tiêu trên, Ngành GD-ĐT đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, gắn với thực tiễn từng địa phương. Trong đó, tập trung đổi mới nội dung chương trình, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Phát triển, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non …

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho biết: Hội thảo đã cho thấy rõ hơn những bất cập trong phát triển giáo dục mầm non tại một số địa phương. Đồng thời cho thấy thực trạng, khó khăn về bố trí giáo viên, quy hoạch trường, lớp, điểm trường lẻ tại các địa phương, cơ sở giáo dục.

Từ đó, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị các đại biểu tham dự Hội thảo tiếp tục đứng về phía giáo viên, người học. Chú trọng tới công tác truyền thông trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non trẻ 3, 4 tuổi.

“Truyền thông phải đi trước một bước. Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội, phải cho thấy được áp lực của giáo viên, khó khăn, vướng mắc trong toàn ngành. Cùng với đó, đẩy mạnh truyền thông, kịp thời động viên, chia sẻ để thầy cô tiếp tục gắn bó với nghề” - Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá cao vai trò của công tác tham mưu trong việc huy động trẻ đến trường. Thứ trưởng yêu cầu các cơ sở giáo dục, địa phương và các Vụ, Cục thuộc Bộ GD-ĐT tham mưu đúng, trúng, kịp thời để có biện pháp thu hút trẻ đến trường và hướng tới phổ cập giáo dục mầm non trẻ 3, 4 tuổi.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng đề nghị các địa phương chú ý tới giải pháp về đội ngũ, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên mầm non. Tiếp tục nhân rộng các mô hình giáo dục mầm non hay, hiệu quả để hướng tới lan toả. Kết nối nguồn lực xã hội trong xây dựng trường học an toàn, thân thiện để trẻ có môi trường tốt nhất trong phát triển phẩm chất, thể chất. Cùng với đó, quan tâm đầu tư cho nhóm, lớp độc lập tư thục...

Sau khi kết thúc Hội thảo, các đại biểu tiếp tục được tập huấn nghiệp vụ phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Mục tiêu chương trình tập huấn nhằm tiếp tục nâng cao tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được tiếp cận giáo dục mầm non. Đảm bảo trẻ mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi được đến trường, nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo Chương trình Giáo dục mầm non.

Qua đó, góp phần duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Hướng tới khớp nối với công tác phổ cập giáo dục bậc tiểu học, THCS trong thời gian tới.

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".