Những gương mặt từng đoạt Huy chương Olympic Toán quốc tế giờ ra sao?

Trong 50 năm tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế, 288 học sinh Việt Nam đã giành được 271 huy chương, với 69 Huy chương Vàng. Trong đó, có nhiều gương mặt nổi bật như Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Lê Anh Vinh, Tiến sĩ Phạm Tuấn Huy, CEO Phạm Kim Hùng...

Giáo sư Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972)

Giáo sư Ngô Bảo Châu hiện là Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Đại học Chicago, Hoa Kỳ) và Giáo sư tại Đại học Chicago. 

Giáo sư Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại đạt được giải thưởng Fields (giải thưởng “tương đương” với giải Nobel của các ngành khoa học khác, xét về uy tín và tầm cao của các thành tựu được giải). Ông cũng là một trong số 10 học sinh Việt Nam tính đến thời điểm này 2 lần đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học Quốc tế - IMO (tại Australia năm 1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989).

Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá khác trong sự nghiệp khoa học của mình như Giải thưởng Clay vào năm 2004; Huân chương “Bắc đẩu bội tinh” (Legion of Honour) của Pháp; Ủy viên danh dự (Honorary Fellow) của Hội Toán học Hoa Kỳ năm 2012; Giải thưởng toán học Maurice Audin năm 2018; Giáo sư tại College de France, Pháp từ năm 2020; Thành viên danh dự (Honorary Member) của Hội Toán học Luân Đôn từ năm 2021.

Những gương mặt nổi bật người Việt từng đoạt Huy chương Olympic Toán quốc tế -0
Giáo sư Ngô Bảo Châu

Mới đây, Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng TS Đỗ Việt Cường, giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội ra mắt công trình tâm huyết là cuốn sách “Lý thuyết số sơ cấp - Phương pháp sơ cấp trong lý thuyết số”. Đây là cuốn sách Toán học đầu tiên mà Giáo sư Ngô Bảo Châu viết và xuất bản tại Việt Nam, được viết bằng ngôn ngữ Tiếng Việt.

Phát biểu tại chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế vừa tổ chức, Giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ trăn trở với những câu hỏi như: Làm sao để phong trào học Toán được bền vững, sâu rộng hơn? Làm sao để môn Toán và các môn học cơ bản khác trở thành lựa chọn tự nguyện của người trẻ?

Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, xã hội không nên chỉ nhìn việc học Toán ở những câu hỏi: "Học Toán nhiều để làm gì?", "Tại sao dùng ngân sách để dành lợi ích cho một nhóm nhỏ học sinh" hay cho rằng "luyện gà chọi", mà cần nhìn nhận ở những giá trị lớn hơn. 

"Đúng là những em học sinh giỏi sẽ được chăm sóc tốt hơn. Nhưng một đất nước có khoảng 1.000 - 10.000 em rất giỏi Toán, tôi nghĩ tương lai khoa học và công nghệ của đất nước sẽ khác trong vòng 20 năm nữa. Đây là sự đầu tư xứng đáng cho tương lai của đất nước và không nên chỉ nghĩ đầu tư cho các em đi thi IMO", Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ.

Giáo sư Lê Anh Vinh (sinh năm 1983)

Giáo sư Lê Anh Vinh là cựu học sinh chuyên toán Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, từng giành Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế (IMO) và Huy chương Vàng Toán châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2001.

Năm 2003, Lê Anh Vinh được Chính phủ Australia cấp học bổng toàn phần sang du học ngành Công nghệ Thông tin tại Đại học New SouthWales. Sau 3 năm học tập, ông có được hai tấm bằng cử nhân chuyên ngành Toán và Công nghệ thông tin với điểm tốt nghiệp gần như tuyệt đối. Đây được xem là thành tích cao nhất trong suốt 15 năm trở lại của trường đại học này.

Nhờ đó, Lê Anh Vinh nhận được học bổng Tiến sĩ toàn phần của nhiều trường đại học danh giá hàng đầu thế giới như: MIT, Stanford, Yale, Harvard, Cambridge, Oxford,... Quyết định chọn Đại học Harvard (Hoa Kỳ) làm điểm đến học tập, ông xuất sắc nhận được bằng Tiến sĩ vào tháng 5.2010 khi mới 27 tuổi.

Những gương mặt nổi bật người Việt từng đoạt Huy chương Olympic Toán quốc tế -0
Giáo sư Lê Anh Vinh

Năm 2013, Lê Anh Vinh là người trẻ nhất Việt Nam được công nhận chức danh Phó Giáo sư khi 30 tuổi và sau đó cũng là người trẻ nhất Việt Nam được công nhận chức danh Giáo sư vào năm 2020.

Năm 2017, Giáo sư Lê Anh Vinh được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (trực thuộc Bộ GD-ĐT). Từ 1.11.2020, ông được giao làm Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

Phạm Kim Hùng (sinh năm 1987, CEO Công ty Cổ phần True Platform)

Phạm Kim Hùng là cựu học sinh chuyên Toán của trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm 2004, Phạm Kim Hùng đoạt Giải Nhất học sinh giỏi Toán quốc gia Việt Nam; giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế lần thứ 45 khi đang học lớp 11 với điểm số cao nhất đoàn Việt Nam. Năm 2005, Hùng tiếp tục đoạt Giải Nhất Toán quốc gia Việt Nam và giành Huy chương Bạc cuộc thi Olympic Toán học quốc tế.

Phạm Kim Hùng từng được ca ngợi là "cậu bé vàng" của toán học Việt Nam. Anh đã hoàn thành cuốn sách "Sáng tạo bất đẳng thức" khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, sau này được xuất bản bằng 4 thứ tiếng trên thế giới. Từ năm 2007 - 2012, Phạm Kim Hùng giành học bổng toàn phần và theo học tại Đại học Stanford, Mỹ.

Những gương mặt nổi bật người Việt từng đoạt Huy chương Olympic Toán quốc tế -0
Ông Phạm Kim Hùng, CEO Công ty Cổ phần True Platform

Sau khi tốt nghiệp đại học, Phạm Kim Hùng trở thành nhà sáng lập & CEO Base Inc - nền tảng SaaS (Software-as-a-Service) đầu tiên trong khu vực được xây dựng để thống nhất quá trình quản trị và điều hành doanh nghiệp như quản trị nhân sự, quản lý công việc và tài chính.

Phạm Kim Hùng từng lọt vào danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam - “30 Under 30” của Forbes Vietnam 2016.

Nói về start-up, Phạm Kim Hùng quan niệm: "Với start-up, ở mỗi thời điểm phát triển sẽ có một đặc thù khác nhau, và chỉ có đam mê thôi là không đủ. Đam mê là điều cần có khi bắt đầu hành trình khởi nghiệp, nhưng chỉ khi doanh nghiệp khiến mỗi nhân viên thực sự cảm thấy tự hào, họ sẽ gắn bó và cùng nhau xây dựng doanh nghiệp phát triển”. Phạm Kim Hùng cũng cho rằng, điều có thể “giữ chân” nhân viên chính là tầm nhìn của doanh nghiệp.

PGS.TS Nguyễn Phi Lê (sinh năm 1982)

Năm 2000, Nguyễn Phi Lê đoạt huy chương bạc Olympic Toán học quốc tế (IMO) lần thứ 41 tổ chức tại Hàn Quốc, trở thành nữ sinh thứ 11 của Việt Nam đoạt huy chương trong lịch sử IMO Việt Nam. Cựu nữ sinh THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) sau đó là một trong số ít sinh viên Việt giành được học bổng của chính phủ Nhật Bản.

Nguyễn Phi Lê theo học Khoa Điện - Điện tử và Công nghệ thông tin tại Đại học Tokyo. Nhờ lọt top 5/200 sinh viên có thành tích học tập tốt, Nguyễn Phi Lê được tuyển thẳng và nhận học bổng vào hệ thạc sĩ. 

Tốt nghiệp cử nhân Công nghệ thông tin và Thạc sĩ Tin học tại Đại học Tokyo, Nhật Bản năm 2007 và năm 2010, Nguyễn Phi Lê bắt đầu công tác tại Đại học Bách Khoa Hà Nội với tư cách là giảng viên từ năm 2010. Sau đó, cô nhận bằng tiến sĩ tin học tại Đại học SOKENDAI, Viện Tin học Quốc gia Nhật Bản năm 2019.

Khi học tiến sĩ, Nguyễn Phi Lê gặt hái nhiều thành tích như sinh viên xuất sắc nhất Viện Tin học Nhật Bản năm 2018, có bài báo xuất sắc tại các hội thảo khoa học. Với hồ sơ cá nhân ấn tượng, nhiều người bất ngờ khi Nguyễn Phi Lê từ chối cơ hội trở thành giảng viên tại một trường đại học ở Nhật Bản để quay trở về Việt Nam.

Những gương mặt nổi bật người Việt từng đoạt Huy chương Olympic Toán quốc tế -0
PGS.TS Nguyễn Phi Lê

Hiện nay, PGS.TS Nguyễn Phi Lê đảm nhận vị trí giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo (BKAI) và là trưởng một nhóm nghiên cứu gồm hơn 30 sinh viên, thạc sĩ và nghiên cứu sinh tài năng tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các hướng nghiên cứu chính của nữ PGS tập trung vào Mạng truyền thông, Trí tuệ nhân tạo ứng dụng, và Khoa học dữ liệu.

Tiến sĩ Phạm Tuấn Huy (sinh năm 1996)

TS Phạm Tuấn Huy là cựu học sinh trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) niên khóa 2011-2014. Phạm Tuấn Huy từng là học sinh duy nhất ở các tỉnh phía Nam giành 2 huy chương vàng Olymic Toán quốc tế IMO (các năm 2013 và 2014).

Hiện nay, TS Phạm Tuấn Huy là nghiên cứu viên Clay tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ).

Những gương mặt nổi bật người Việt từng đoạt Huy chương Olympic Toán quốc tế -0
Tiến sĩ Phạm Tuấn Huy

Phạm Tuấn Huy nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Stanford vào năm 2023 dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Jacob Fox. Trước đó, anh lấy bằng Thạc sĩ Toán học tại Đại học Cambridge năm 2019 và bằng Cử nhân Toán học và Thạc sĩ Thống kê tại Đại học Stanford năm 2018.

Hướng nghiên cứu chính của TS Phạm Tuấn Huy là tổ hợp xác suất và cực trị và ứng dụng trong lý thuyết xác suất, tổ hợp cộng và lý thuyết số, khoa học máy tính.

Các công trình gần đây của tiến sĩ trẻ tập trung vào nghiên cứu các ngưỡng trong các hệ thống rời rạc ngẫu nhiên và các kết nối với tối cao của các quá trình ngẫu nhiên. Các chủ đề khác trong các công trình gần đây của anh bao gồm các ứng dụng của phương pháp regularity trong nghiên cứu các ngưỡng và độ lệch lớn trong đồ thị ngẫu nhiên và việc sử dụng các ý tưởng xác suất để giải quyết các phỏng đoán lâu đời của Erdős trong lý thuyết số cộng.

Năm 2024, TS Phạm Tuấn Huy, cùng đồng nghiệp - TS Jinyoung Park (nhà toán học nữ 42 tuổi người Hàn Quốc) được Hiệp hội Toán học công nghiệp và ứng dụng quốc tế SIAM trao Giải thưởng Dénes König năm 2024, với công trình chung có tên "Chứng minh giả thuyết Kahn-Kalai". TS Phạm Tuấn Huy cũng được trao Giải thưởng Frontiers of Science ICBS về Toán học.

Tiến sĩ Trần Nam Dũng 

TS Trần Nam Dũng là Giảng viên cao cấp Khoa Toán, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Ông nhận bằng tiến sĩ Toán học năm 1993 tại Đại học Quốc gia Moskva, Liên Bang Nga.

Ông có nhiều đóng góp trong lĩnh vực Sư phạm Toán khi là người khởi xướng “Vòng tròn toán học”, Trường hè và Trường đông cho học sinh trung học, tạp chí toán học trực tuyến Epsilon, loạt bài “Problem Solving through Olympiads”.

Những gương mặt nổi bật người Việt từng đoạt Huy chương Olympic Toán quốc tế -0
TS Trần Nam Dũng

TS Trần Nam Dũng hiện là Phó Chủ tịch Hội Toán học TP/ Hồ Chí Minh, Ủy viên BCH Hội Toán học Việt Nam; Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Ông cũng là tác giả của một số sách toán học và sách giáo khoa dành cho học sinh khối chuyên. TS Trần Nam Dũng là tổng biên tập mảng Toán học của bộ sách giáo khoa "Chân trời sáng tạo" (Horizont of Creativeness).

TS Trần Nam Dũng từng dự thi Olympic Toán quốc tế năm 1983, khi mới học lớp 11 và giành được Huy chương Bạc. Năm 2003, ông là Phó trưởng đoàn Việt Nam dự thi toán quốc tế tại Tokyo, Nhật Bản. Năm 2007, TS Trần Nam Dũng nằm trong Ban chọn đề của kỳ thi IMO 2007 tổ chức tại Việt Nam và là đội trưởng nhóm chấm bài số 6. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.