Những giải pháp quan trọng sơ cứu tâm lý cho trẻ sau vụ cháy chung cư mini

Theo chuyên gia Tâm lý học - PGS.TS Trần Thành Nam, ngay sau khi ổn định sự cố, chúng ta phải bắt tay ngay vào sơ cứu tâm lý cho những đối tượng có nguy cơ sang chấn tâm lý.

Vụ cháy thương tâm xảy ra tại chung cư mini ở Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội gây ám ảnh những ngày qua. Trong vụ cháy, không ít nạn nhân là trẻ nhỏ. Một số trẻ không giữ được mạng sống, một số trẻ vẫn đang được điều trị, hồi sức tại các cơ sở y tế.

Song song với nỗi đau về thể chất, nhiều trẻ nhỏ đứng trước nguy cơ mắc các vấn đề sức khoẻ tinh thần sau vụ cháy, đặc biệt ở những em phải đối diện với nỗi đau lớn khi mất đi người thân.

Tại Hội nghị công đoàn ngành giáo dục tổ chức sáng 14.9, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết nhiều học sinh gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ bị sang chấn tâm lý, cần được quan tâm, thăm hỏi, giúp các em sớm ổn định tinh thần.

Nhiều trẻ nhỏ sang chấn tâm lý sau vụ cháy chung cư mini, hỗ trợ tâm lý cho trẻ thế nào? -0
Một bệnh nhi là nạn nhân của vụ cháy chung cư mini được chăm sóc, theo dõi sức khoẻ tại Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: SKĐS)

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sang chấn tâm lý

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về tác động tâm lý xảy đến với trẻ nhỏ khi phải chứng kiến thảm hoạ như vụ cháy chung cư mini Khương Hạ, PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia Tâm lý học, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, sang chấn tâm lý ở trẻ em phụ thuộc vào một số yếu tố.

Những yếu tố này bao gồm cả tình huống hoặc bối cảnh trong các sự cố, thảm họa, ví dụ như trực tiếp chứng kiến người thân qua đời trong tai nạn hay chỉ nghe kể lại, số lượng người thân bị mất trong tai nạn. Nếu ở bên cha mẹ, các em có thể phản ứng bình tĩnh và vượt qua dễ hơn, những đứa trẻ đã được chuẩn bị kỹ năng cho những tình huống giả định cũng sẽ làm chủ các trải nghiệm tốt hơn. 

Ngoài ra, vấn đề sang chấn tâm lý ở trẻ cũng phụ thuộc vào các yếu tố như: độ tuổi và sự phát triển tính cách; những niềm tin không căn cứ về thế giới và sự tồn tại của con người (bao gồm kỳ vọng về một thảm họa khác và sự bi quan đối với tương lai); khả năng kiểm soát cảm xúc của đứa trẻ; niềm tin vào khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề của trẻ…

PGS Nam thông tin, sau một tai nạn hay thảm họa, những biểu hiện thường thấy nhất ở đứa trẻ bị sang chấn tâm lý là dễ bị tổn thương, sợ hãi và lo âu.

Cụ thể, các kí ức xâm nhập mạnh mẽ, trẻ bị rối loạn giấc ngủ (mất ngủ), cảm giác tội lỗi/tự trách, tránh né mọi chi tiết gợi lại sự kiện, khó khăn trong việc tập trung, tức giận, buồn bã, cau có, các hành vi nhi tính (nhõng nhẽo, bám dính lấy người khác), thu mình, cắt đứt các mối quan hệ xã hội,...

Nhiều trẻ nhỏ sang chấn tâm lý sau vụ cháy chung cư mini, hỗ trợ tâm lý cho trẻ thế nào? -0
PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia Tâm lý học, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Trần Hiệp)

Đánh giá nguy cơ sang chấn tâm lý trong vòng 2 tuần sau khi thảm họa xảy ra

PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh, vấn đề mất bao lâu và làm thế nào để trẻ vượt qua sang chấn tâm lý sau thảm hoạ còn tuỳ thuộc vào từng loại rối loạn tâm thần.

Thông thường, sau một sang chấn tâm lý lớn như chứng kiến lần lượt từng người thân ra đi trong một thảm hoạ, các rối loạn stress cấp thường xuất hiện ngay sau khi tai nạn xảy ra, sau đó sẽ xuất hiện các thay đổi hành vi (như nhi tính hoặc lạm dụng chất).

1-2 tuần sau, trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện thu mình, trầm cảm. Rối loạn stress sau sang chấn thường xuất hiện sau đó hơn 1 tháng.

“Vì vậy, các nhà tâm lý hỗ trợ khủng hoảng thường đánh giá nguy cơ trong vòng 2 tuần sau khi thảm họa/tai nạn xảy ra, khi cá nhân đã được sơ cứu tâm lý, sự kiện tai nạn đã được xử lý ổn định và đối tượng đã bình tâm để có khả năng tiếp cận”, PGS Nam cho biết.

Sau quá trình đánh giá bằng các công cụ chuyên môn (trắc nghiệm tâm lý), nếu các kết quả sàng lọc là bình thường, có thể yên tâm không cần theo dõi. Nếu có nguy cơ tổn thương sức khỏe tâm thần, cần chỉ dẫn bệnh nhân đến các dịch vụ trợ giúp phù hợp. Với những trường hợp nặng, có nguy cơ tự sát, thậm chí phải chuyển bệnh nhân đến các cơ sở chuyên khoa để hỗ trợ cường độ cao.

“Vấn đề là sau sự kiện thảm họa, những nạn nhân đều trải qua những mất mát khác nhau về kinh tế, người thân nên rất ít muốn tiếp xúc với người lạ mà chỉ tập trung giải quyết các vấn đề thiết yếu của họ. Vì vậy, trước khi đánh giá, họ cần được sơ cứu tâm lý, hỏi thăm về tình hình chung của gia đình, ảnh hưởng của thảm họa với gia đình và đối tượng, thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với những tổn thất.

Việc đánh giá cũng phải được tiến hành trong những môi trường mang tính riêng tư, tạo cảm giác thoải mái và không bị gây phiền nhiễu bởi những tác động bên ngoài”, PGS Nam nói.

Những cách hỗ trợ đối tượng nguy cơ sang chấn tâm lý

Theo PGS Nam, hiện tại, ngay sau khi ổn định sự cố, chúng ta phải bắt tay ngay vào sơ cứu tâm lý cho những đối tượng có nguy cơ. Những điều chúng ta có thể làm gồm:

Tiếp cận những người cần trợ giúp:

Theo đó, cần tiếp cận nạn nhân một cách đầy tôn trọng; Giới thiệu về bản thân (tên, nơi công tác); Hỏi xem liệu bạn có thể giúp được gì; Nếu có thể, hãy tìm chỗ an toàn và yên tĩnh để nói chuyện;

Giúp nạn nhân cảm thấy dễ chịu, như đưa nước cho họ uống; Cố gắng giữ an toàn cho nạn nhân; Cố gắng để nạn nhân khỏi phải tiếp xúc với truyền thông vì tính riêng tư và lòng tự trọng của họ; Nếu nạn nhân đang bị sang chấn nặng, hãy cố gắng đừng để họ một mình.

Hỏi về những nhu cầu và mối lo lắng của nạn nhân:

Mặc dù một số nhu cầu là hiển nhiên như chăn đắp hoặc quần áo, hãy luôn hỏi nạn nhân xem họ cần gì và họ đang lo lắng điều gì; Tìm hiểu xem điều gì là quan trọng nhất đối với họ lúc này và giúp họ sắp xếp các mối ưu tiên.

Lắng nghe và giúp nạn nhân trấn tĩnh:

Ở bên cạnh nạn nhân; Không ép buộc nạn nhân phải nói; Lắng nghe khi nạn nhân muốn nói về những gì đã xảy ra; Nếu nạn nhân đau buồn, hãy giúp họ trấn tĩnh và cố gắng không để họ ở một mình.

Một số người trải qua thảm họa trở nên rất lo lắng và bối rối. Họ có thể bị lẫn lộn hoặc bị cảm xúc chi phối và có một số phản ứng về mặt cơ thể như run hoặc toát mồ hôi, khó thở hay tim đập nhanh.

Việc sơ cứu cần giúp nạn nhân trấn tĩnh trở lại cả trí óc lẫn cơ thể bằng cách giữ giọng nói của bạn nhẹ nhàng và bình thản; cố gắng duy trì tiếp xúc mắt với nạn nhân. Nhắc với nạn nhân rằng bạn đang ở đó để giúp họ. Nhắc với họ rằng họ đang được an toàn, nếu điều này là thật.

Nếu nạn nhân cảm thấy mơ hồ hoặc lẫn lộn về mọi việc xung quanh, hãy giúp họ ý thức được về bản thân, về môi trường hiện tại bằng cách yêu cầu họ ngồi và cảm nhận chân đang đặt trên nền nhà; gõ nhẹ ngón tay hay day lên dái tai; chú ý đến những điều dễ chịu xung quanh bằng cách nhìn, nghe và cảm nhận. Yêu cầu nạn nhân kể về những gì họ đang nhìn thấy và nghe thấy; khuyến khích nạn nhân tập trung vào nhịp thở và thở chậm rãi.

Giúp nạn nhân kết nối:

Nạn nhân có thể cảm thấy bị tổn thương, cô độc hoặc bất lực sau tai nạn/thảm họa. Trong một số trường hợp, cuộc sống thường ngày của họ bị rối loạn. Nạn nhân không thể tiếp cận được với những hỗ trợ thường lệ, hoặc họ thấy bản thân đột nhiên ở trong tình cảnh căng thẳng. Kết nối nạn nhân với sự hỗ trợ thực tế là một phần chính của trợ giúp tâm lý ban đầu.

Giúp nạn nhân tiếp cận các nhu cầu và dịch vụ trợ giúp cơ bản:

Ngay lập tức sau thảm họa, hãy cố gắng giúp nạn nhân đáp ứng được các nhu cầu cơ bản như thức ăn, nước uống, nơi tạm trú và vệ sinh. Nắm được những nhu cầu cụ thể mà nạn nhân muốn là gì - như chăm sóc y tế, quần áo mặc hay vật dụng cho trẻ nhỏ (cốc và bát) và cố gắng kết nối họ với những nguồn trợ giúp thích hợp. Đảm bảo những nạn nhân thuộc nhóm đặc biệt không bị bỏ qua. Tiếp tục hỗ trợ nạn nhân nếu bạn hứa làm như vậy.

Cung cấp thông tin:

Nạn nhân thảm họa sẽ muốn các thông tin chính xác về: sự kiện, người thân hoặc những người xung quanh bị ảnh hưởng, sự an toàn của họ, các quyền lợi của họ, làm thế nào để tiếp cận được các dịch vụ và những thứ mà họ cần.

Khi cung cấp thông tin cho nạn nhân nên: Giải thích nguồn gốc thông tin bạn đang cung cấp và độ tin cậy của nó; Chỉ nói những gì bạn biết - không dựng lên thông tin hoặc đưa ra những lời cam đoan không chắc chắn; Đưa thông điệp đơn giản và chính xác, nhắc lại thông tin để đảm bảo nạn nhân nghe và hiểu vấn đề; Cung cấp thông tin cho nhóm nạn nhân, để mọi người có thể cùng được nhận thông tin giống nhau; Cho nạn nhân biết bạn sẵn sàng cập nhật thông tin, cả thời gian và địa điểm.

Khi cung cấp thông tin, cần ý thức được rằng người hỗ trợ có thể trở thành mục tiêu của sự thất vọng, hụt hẫng và tức giận khi những mong đợi của nạn nhân không được đáp ứng. Trong tình huống này, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tỏ rõ sự thông cảm.

Kết nối với người thân và trợ giúp xã hội:

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, những nạn nhân nhận được sự hỗ trợ xã hội tốt sau thảm họa sẽ dễ vượt qua thảm họa hơn những nạn nhân không được hỗ trợ tốt. Vì lý do này nên việc kết nối nạn nhân với người thân và trợ giúp xã hội là một phần quan trọng của trợ giúp tâm lý ban đầu.

Cụ thể: Giúp giữ các thành viên gia đình ở bên nhau, giữ trẻ em ở bên cạnh bố mẹ và người thân; Giúp nạn nhân liên hệ với bạn bè và người thân để họ có thể nhận được sự trợ giúp, như cung cấp cách thức để họ liên lạc với người thân; Giúp đưa nạn nhân lại cùng nhau để giúp đỡ lẫn nhau. Chẳng hạn như yêu cầu nạn nhân chăm sóc người già, hoặc kết nối các nạn nhân không có gia đình với các thành viên khác trong cộng đồng.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.