Bất ngờ những địa phương có tỷ lệ vào đại học cao nhất cả nước: Hà Nội đứng thứ 9

Trong top 5 tỉnh thành dẫn đầu về tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển nhập học vào các cơ sở đào tạo năm 2022, có 3 địa phương thuộc khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, 2 địa phương thuộc vùng Đông Nam Bộ.

Ngày 3.3, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tuyển sinh năm 2023, trong đó báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 và triển khai công tác tuyển sinh năm 2023.

Tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT đã thông tin về tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT của các địa phương trúng tuyển nhập học vào các cơ sở đào tạo năm 2022.

Theo đó, tỷ lệ trung bình của cả nước là 48,09%, tức cứ 100 em tốt nghiệp THPT năm 2022 thì có 48 em xác nhận nhập học đại học. Số liệu thống kê cho thấy số thí sinh tốt nghiệp THPT ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn cũng đồng thời có tỷ lệ trúng tuyển nhập học cao hơn.

Cả nước chỉ có 24 tỉnh thành đạt từ mức trung bình trở lên về tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển nhập học. Trong đó, 5 địa phương dẫn đầu không có địa phương nào thuộc vùng đồng bằng sông Hồng - khu vực vẫn được xem là có mặt bằng giáo dục phổ thông cao, đời sống kinh tế - xã hội của người dân nhìn chung không khó khăn bằng nhiều khu vực khác.  

5 tỉnh thành dẫn đầu gồm: Bình Dương (67,42%), Thừa Thiên - Huế (62,57%), Đà Nẵng (61,88%), Khánh Hòa (60,76%), TP.HCM (60,74%).

Các địa phương xếp ở vị trí tiếp theo trong top 10 lần lượt là Nam Định (60,54%), Hải Phòng (58,25%), Phú Yên (57,10%), Hà Nội (56,81%), Bắc Ninh (56,12%).

Những địa phương có tỷ lệ vào đại học cao nhất cả nước: Hà Nội đứng thứ 9 -0
Nguồn Bộ GD-ĐT

Các địa phương còn lại trong danh sách 24 tỉnh thành đạt từ mức trung bình trở lên gồm: Hưng Yên (56,02%), Bà Rịa - Vũng Tàu (54,61%), Hà Nam (54,59%), Bình Định (53,50%), Quảng Ngãi (52,67%), Ninh Bình (51,99%), Thái Nguyên (51,63%), Quảng Nam (50,72%) Tiền Giang (50,24%), Thái Bình (50,16%), Ninh Thuận (50,13%), Lâm Đồng (49,52%), Quảng Trị (49,49%) và Bạc Liêu (48,11%).

Có thể thấy, trong danh sách 24 tỉnh thành nói trên có đại diện của cả 6 vùng (Trung du và Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long).

Trong đó, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có tới 9 tỉnh, thành góp tên trong danh sách. Đặc biệt, có tới 3 tỉnh thành thuộc vùng này nằm trong top 5 địa phương có tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển nhập học cao nhất (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa).

Những địa phương có tỷ lệ vào đại học cao nhất cả nước: Hà Nội đứng thứ 9 -0
Nguồn Bộ GD-ĐT

Vùng Đồng bằng sông Hồng có 8 tỉnh thành thuộc danh sách 24 tỉnh thành đạt từ mức trung bình trở lên về tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển nhập học. Đây là vùng có tỷ lệ thí sinh nhập học đại học khá đồng đều khi 3 tỉnh còn lại dù không nằm trong danh sách nhưng đều đạt tỷ lệ khá gần với mức mặt bằng chung, cụ thể: Hải Dương (47,40%), Vĩnh Phúc (46,60%), Quảng Ninh (46,56%).

Vùng Đông Nam Bộ có 3 tỉnh thành nằm trong danh sách 24 địa phương dẫn đầu, trong đó có 2 địa phương thuộc top 5 cao nhất là Bình Dương và TP.HCM.

Trong khi đó, 10 tỉnh thành có tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển nhập học vào các cơ sở đào tạo thấp nhất cả nước gồm: Lai Châu (20,39%), Hà Giang (21,53%), Sơn La (23,66%), Lạng Sơn (24,87%), Cao Bằng (24,92%), Điện Biên (27,46%), Hòa Bình (28,54%), Tuyên Quang (28,80%), Yên Bái (29,36%), Quảng Bình (30,72%). Đáng chú ý, tại danh sách này, có tới 9 tỉnh thuộc khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc.

Những địa phương có tỷ lệ vào đại học cao nhất cả nước: Hà Nội đứng thứ 9 -0
Nguồn Bộ GD-ĐT

Được biết, vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có tổng số 14 tỉnh thì chỉ có 1 tỉnh đạt từ mức trung bình trở lên về tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển nhập học là Thái Nguyên (51,63%).

Ngoài các tỉnh thuộc top 10 địa phương có tỷ lệ thấp nhất đã thống kê phía trên, các tỉnh còn lại của  vùng Trung du và Miền núi phía Bắc cũng chỉ đạt mức dưới 40%, cụ thể: Bắc Giang (39,48%), Phú Thọ (38,44%), Lào Cai (35,60%). Bắc Kạn 30,74%.

Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể
Giáo dục

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, cần đưa ra những nội dung, tiêu chí cụ thể về Khung năng lực số cho từng đối tượng học sinh, khi áp dụng phải phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương, nhà trường. Quá trình xây dựng văn bản phải thận trọng, kỹ lưỡng nhưng cũng không quá cầu toàn, nhận diện được những thách thức sẽ phải đối mặt.