Những con số ấn tượng trong xét ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2022

Năm 2022, ứng viên giáo sư trẻ nhất được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn là 43 tuổi, trong khi đó ứng viên phó giáo sư trẻ nhất là 33 tuổi.

Những con số ấn tượng trong xét giáo sư, phó giáo sư năm 2022 -0
Phiên họp lần thứ X của Hội đồng Giáo sư Nhà nước để xét các ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2022

3 ứng viên giáo sư trẻ nhất (43 tuổi)

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 383 ứng viên đủ tiêu chuẩn công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2022. Trong đó, có 34 ứng viên giáo sư, 349 ứng viên phó giáo sư.

Ngoại trừ 37 ứng viên thuộc ngành Khoa học Quân sự và Khoa học An ninh không công khai thông tin, theo danh sách này, năm nay có 3 ứng viên giáo sư trẻ nhất đều sinh năm 1979 (43 tuổi) là Lê Văn Cảnh ngành Cơ học trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Chu Mạnh Hoàng, ngành Vật lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Nguyễn Ngọc Minh, ngành Khoa học Trái đất, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. 

Người nhiều tuổi nhất ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư là Nguyễn Hồng Thao, ngành Luật học, sinh năm 1957 (63 tuổi)

Tuổi bình quân của các ứng viên giáo sư năm nay là 53.

Hai phó giáo sư trẻ nhất năm nay (33 tuổi)

Đó là ứng viên Phạm Minh Quân, ngành Hóa học Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đoàn Văn Trường, Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đều sinh năm 1989 (33 tuổi), đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2022.

Người nhiều tuổi nhất đạt tiêu chuẩn phó giáo sư năm nay 61 tuổi là ứng viên Nguyễn Văn Hảo, ngành Y học (sinh năm 1961).

Tuổi bình quân của các ứng viên Phó giáo sư là 43.

Hội đồng có ứng viên đạt tiêu chuẩn đông nhất

Theo thống kê, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế năm nay đông nhất  là 48 ứng viên, trong đó có 3 giáo sư, 45 phó giáo sư.

Hội đồng có số lượng ứng viên đạt ít nhất là ngành Luyện kim năm nay có 1 phó giáo sư.

Ngành Y học có số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư nhiều nhất với 7 giáo sư.

Nữ chiếm 24,8% tổng số lượng giáo sư, phó giáo sư đạt tiêu chuẩn

Theo thống kê, năm nay số ứng viên nữ là 95/383 nữ, chiếm 24,8%; ứng viên giáo sư nữ có 2/34 người chiếm 5,8%, giáo sư nữ trẻ nhất là Đặng Thị Hoàng Oanh, ngành Thủy sản, sinh năm 1969 (53 tuổi) và bà Trần Thị Thanh Hiền, (sinh 1965), cả 2 nữ giáo sư này đều ở trường ĐH Cần Thơ. 

Phó Giáo sư năm nay có 93/349 người đạt tiêu chuẩn chức danh, chiếm 26,6%.

Có 2 nữ phó giáo sư trẻ nhất sinh năm 1986 là ứng Nguyễn Thị Thu Hà (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), ngành Hóa học và  ứng viên Vũ Bích Ngọc (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), ngành Sinh học.

Trong số các ứng viên năm nay đạt tiêu chuẩn công nhận giáo sư, phó giáo sư có 45/383 giảng viên thỉnh giảng, chiếm 11,7%.

Tỷ lệ ứng viên giáo sư, phó giáo sư đạt tiêu chuẩn của Hội đồng Giáo sư Nhà nước theo nhóm ngành như sau:

Nhóm ngành

Giáo sư

Tỷ lệ so với tổng số GS

Phó giáo sư

Tỷ lệ so với tổng số PGS

Tổng số

Tỷ lệ so với tổng số chung

Khoa học Tự nhiên-Kỹ thuật và Công nghệ

20

58,8%

195

55,9%

215

56,1%

Khoa học Xã hội và Nhân văn; Nghệ thuật, thể dục thể thao

7

20,1%

114

32,7%

121

31,6%

Khoa học Sức khỏe

7

20,1%

40

11,4%

47

12,3%

Trong 15 ngày kể từ ngày công bố danh sách, nếu không nhận được đơn thư, phản ánh, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước sẽ ký quyết định công nhận các ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2022.                                           

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.