Nhu cầu ngày càng cao với nhóm nhân lực trí tuệ nhân tạo AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực này, nhất là nhân lực chất lượng cao, tăng hơn gấp hai lần trong vài năm qua và được dự báo tiếp tục tăng.

Hiện nay, nhóm kỹ sư có chuyên môn thuộc lĩnh vực công nghệ mới như AI đang nhận mức lương cao nhất và cao hơn các nhóm chuyên môn khác của Việt Nam. Theo thống kê từ Navigos Group, nhóm kỹ sư phát triển phần mềm liên quan đến Trí tuệ nhân tạo có mức lương gần 2.000 USD/tháng, cùng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn khác. Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý là, nguồn nhân lực AI của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu thị trường, chủ yếu tu nghiệp ở nước ngoài về. 

Nhu cầu nhân lực trí tuệ nhân tạo rất cao -0
Nguồn nhân lực AI của Việt Nam mới chỉ đáp ứng phần nhỏ nhu cầu thị trường - Nguồn: sohuutritue.net.vn

Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26.1.2021 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu đưa AI trở thành công nghệ mũi nhọn, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới.

Theo các chuyên gia, để thực hiện được mục tiêu này, giải pháp quan trọng là phải đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh việc phổ cập đại trà kiến thức, kỹ năng ứng dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn hay đưa các môn học về chủ đề này vào chương trình đào tạo của các ngành học khác nhau trong các trường đại học, thì việc xây dựng các chương trình đào tạo chính quy là giải pháp có tính lâu dài và căn cốt.

Những năm qua, các trường đại học hàng đầu và có truyền thống về công nghệ thông tin của Việt Nam đã triển khai các chương trình đào tạo Khoa học máy tính định hướng AI khá bài bản như: Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông; Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH FPT… 

Gần đây, với xu thế mới về dữ liệu lớn (Big data), nhiều trường bắt đầu mở chương trình đào tạo về Khoa học dữ liệu ở các bậc đào tạo khác nhau. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội có chương trình đào tạo thạc sĩ về Khoa học dữ liệu và chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao, định hướng AI. Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đã thành lập Trung tâm đào tạo AI kết hợp với doanh nghiệp triển khai các khóa đào tạo về học máy, phân tích dữ liệu lớn hay xử lý ngôn ngữ tự nhiên…

Từ năm 2015, Trường ĐH Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức các trường hè khai phá dữ liệu, khoa học dữ liệu dưới dạng các chương trình đào tạo ngắn hạn, cung cấp kiến thức cơ bản, các bài thực hành về AI. Năm 2022 lần đầu tiên Trường ĐH Công nghệ tuyển sinh ngành AI với 80 chỉ tiêu. Chương trình được xây dựng theo hướng công nghệ - kỹ thuật liên ngành, có ứng dụng rộng khắp trong các lĩnh vực khác nhau; nội dung liên quan đến trí tuệ nhân tạo sẽ được đưa vào ngay cả các môn cơ bản như toán, lập trình… thông qua ví dụ, bài tập, học liệu phù hợp.

Với khả năng giải quyết các bài toán cụ thể, có thể ngang bằng, thậm chí vượt khả năng của con người, AI đang trở thành xu hướng công nghệ của toàn thế giới. Việc nhiều cơ sở giáo dục đại học mở chương trình đào tạo về AI sẽ dần giảm “cơn khát” nhân lực lĩnh vực này tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non
Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ GD-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Nếu Nghị quyết được ban hành sẽ tạo cơ chế, hành lang chính sách, góp phần phát triển tích cực giáo dục mầm non.

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản
Giáo dục

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản

Tích hợp năng lực AI vào chương trình giảng dạy, lồng ghép các kỹ năng AI vào nhiều môn học tạo ra một môi trường học tập sáng tạo. Khi học sinh hiểu rõ tiềm năng và giới hạn của AI, họ trở thành những công dân có hiểu biết, có thể tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa về tác động của công nghệ này đối với xã hội.

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp
Giáo dục

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp

Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giảm thêm 3% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (từ 18% năm 2024 xuống còn 15% năm 2025) và chỉ xét tuyển 4 tổ hợp A00, A01, D01, D07. Phần chỉ tiêu này được đưa vào phương thức xét tuyển riêng theo đề án của trường.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thiết kế phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, trong đó tất cả môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học. Đặc biệt, có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng đoán mò của thí sinh, dẫn đến độ giá trị và tính phân loại của đề thi các môn là không tốt.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair

Trường Đại học Ngoại thương vừa tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác học thuật và ngoại giao giữa hai khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Giáo dục

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, bổ sung 3 loại hình phương tiện giao thông công cộng mà học sinh, sinh viên được giảm giá vé: tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà.