Nhà khoa học xuất sắc đầu quân về Đại học Quốc gia Hà Nội được hỗ trợ 3 tỷ đồng trở lên

Thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã triển khai chính sách thu hút nhà khoa học xuất sắc.

Cụ thể, ĐHQGH triển khai chính sách thu hút các nhà khoa học có thành tích nghiên cứu xuất sắc, ở trong và ngoài nước (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài), có mong muốn tham gia nghiên cứu khoa học, đảm nhận các vị trí Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh ở các lĩnh vực khoa học và công nghệ mà ĐHQGHN định hướng nghiên cứu ưu tiên.

Thông tin từ ĐHQGHN cho biết, các nhà khoa học xuất sắc sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà nước và ĐHQGHN; ưu tiên sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dùng chung của ĐHQGHN; được đảm bảo các điều kiện việc làm, trang thiết bị và triển khai cơ chế chính sách theo thỏa thuận để có thể đẩy mạnh các lĩnh vực khoa học và công nghệ mũi nhọn của Việt Nam;

Đặc biệt, được đầu tư kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ 03 tỷ đồng trong 03 năm; được đề xuất đầu tư tăng cường năng lực để phát triển nhóm nghiên cứu mạnh.

Hình thức làm việc: Đại học Quốc gia Hà Nội ký kết Hợp đồng làm việc/Hợp đồng lao động/Hợp đồng thuê khoán chuyên môn. Tùy theo hình thức ký kết hợp đồng, các nhà khoa học có thể chủ động làm việc tại ĐHQGHN, trong nước và nước ngoài...

 Danh mục định hướng nghiên cứu ưu tiên:

Lĩnh vực chuyên môn

Hướng nghiên cứu

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TÍNH TOÁN

1.     Khoa học máy tính

2.     Khoa học dữ liệu

3.     Toán học

4.     Kỹ thuật điện

5.     Khoa học và Kỹ thuật Máy tính

6.     Công nghệ AI

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VẬT LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG

7.     Kỹ thuật điện tử

8.     Vật lý chất rắn

9.     Khoa học vật liệu

10.  Kỹ thuật cơ khí

11.  Kỹ thuật cơ/điện tử

12.  Robot và thiết bị chăm sóc sức khỏe

13.  Vật liệu y sinh 

14.  Công nghệ chẩn đoán hình ảnh y khoa

15.  Chip, vi mạch, bán dẫn

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỰ SỐNG

16.  Phân tích thuốc

17.  Hóa học các hợp chất thiên nhiên

18.  Sinh học phân tử/sinh hóa

19.  Nghiên cứu thuốc tự nhiên

20.  Khoa học sức khỏe

21.  Khoa học thực phẩm

22.  Công nghệ Enzyme & Protein

23.  Kỹ thuật xử lý

24.  Kỹ thuật sản xuất

25.  Kỹ thuật nông nghiệp

26.  Nông nghiệp số.

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRÁI ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

27.  Lượng giá tài nguyên thiên nhiên giám sát, cảnh báo và bảo vệ môi trường

28.  Dự báo thiên tai

29.  Năng lượng mới, năng lượng tái tạo

30.  Biến đổi khí hậu

KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH TẾ

31.  Quản lý/Kinh tế

32.  Kinh tế lượng

33.  Nghiên cứu đổi mới sáng tạo

34.  Kỹ thuật công nghiệp

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

35.  Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế đương đại

36.  Bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng - an ninh

37.  Tư vấn chính sách

38.  Quan hệ khu vực và quốc tế, vị thế của Việt Nam

KHOA HỌC NHÂN VĂN VÀ NGHỆ THUẬT

39.  Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, hội nhập văn hóa thế giới

40.  Khai thác, phát huy tiềm năng du lịch

41.  Tư vấn phát triển

42.  Khoa học sáng tạo

CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Theo đề xuất của nhà khoa học.

Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 31.7.2023 của Thủ tướng Chính phủ; căn cứ Thông tư số 05/2023/TT-BKHCN ngày 22.5.2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số nội dung về thu hút, sử dụng và trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học công nghệ và nhu cầu hoạt động.

Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.