Nhà giáo - người khơi dậy niềm cảm hứng, say mê học tập cho học sinh

Một người thầy giỏi không nhất thiết phải làm nên những điều to lớn, vĩ đại mà là người có khả năng truyền cảm hứng, mang đến niềm say mê học tập cho học sinh. 

Cô giáo Bùi Bích Phượng - người truyền lửa cho học sinh

Cô giáo Bùi Bích Phượng, giáo viên lớp 5 trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình là một tấm gương người thầy tràn đầy nhiệt huyết, giàu năng lượng và có khả năng truyền cảm hứng cho học sinh yêu kiến thức, ham học tập. 

Cô Phượng là một người nhiệt tình, năng động trong cuộc sống cũng như công việc; một giáo viên tận tâm với nghề, luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao nghiệp vụ sư phạm.

Ở mỗi tiết dạy của cô giáo Phượng, các đồng nghiệp luôn học hỏi được nhiều điều hay và mới mẻ. Những bài giảng của cô Phượng luôn được soạn rất cẩn thận, lồng ghép một cách khéo léo các mảng kiến thức cùng với những hình ảnh, đoạn phim, trò chơi sinh động, hấp dẫn..

Nhờ vận dụng phương pháp, cùng các hình thức học tập hiệu quả mà mỗi tiết học trôi qua một cách nhẹ nhành, thoải mái, học sinh vô cùng hào hứng thích thú, lại được khắc sâu kiến thức một cách hệ thống.

Ngoài những bài dạy trên lớp, cô Phượng rất chú ý đến việc rèn cho học sinh khả năng tư duy logic qua sơ đồ mind map. Những bài học Lịch sử, Địa lý, Toán học khô khan, phức tạp đã trở nên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc nhờ sơ đồ tư duy do học sinh tự soạn trong quá trình chuẩn bị bài.

Bên cạnh đó, theo cô, việc thuyết trình, hùng biện, sử dụng công nghệ thông tin trong học tập cũng là những kĩ năng vô cùng cần thiết đối với học sinh thời đại 4.0. Vì thế, trong các tiết Hướng dẫn học, cô đã tổ chức các chuyên đề hướng dẫn học sinh cách thuyết trình, tranh luận trước tập thể; cách sử dụng phần mềm Power point khi trình chiếu.

Không chỉ quan tâm đến việc phát triển năng lực, cô Phượng còn rất coi trọng rèn dũa các phẩm chất cho học sinh. Cô thường xuyên khuyến khích các cô cậu học trò nhỏ của mình đọc sách. Với quan niệm “ Những cuốn sách giống như ô cửa sổ để tâm hồn hướng ra thế giới”, cô đã cố gắng tìm tòi các phương pháp hay để xây dựng những chuyên đề về văn hóa đọc, giúp học sinh đọc sách một cách hiệu quả đồng thời khơi gợi ở các em niềm say mê, yêu thích với việc đọc.

Học sinh được truyền cảm hứng từ cô giáo Bùi Bích Phượng không những các em  sẽ tích luỹ kiến thức hàng ngày mà còn được cô quan tâm, tâm sự, hỏi han, nói chuyện, lắng nghe tâm tư. 

Vì vậy, các em không chỉ kính trọng, yêu quý, ngưỡng mộ cô mà còn coi cô như người chị, người mẹ trong gia đình, có thể chia sẻ những khó khăn, vui buồn trong cuộc sống.

Qua những bài học và những hoạt động ngoại khóa bổ ích, sinh động, cô đã truyền cho học sinh niềm đam mê học tập, niềm tin vào bản thân. Vì vậy, học trò lớp cô Phượng cũng tự tin, năng động giống như cô giáo của các em vậy.

Được phụ huynh và học sinh tin yêu, Phượng luôn lấy đó làm động lực để phấn đấu rèn luyện và đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể:

Nhiều năm liền là Chiến sĩ thi đua, Lao động tiên tiến. Giải Nhất Hội thi GV giỏi chuyên đề phân môn Lịch sử lớp 5 cấp Quận; Giải Nhất cuộc thi Thiết kế bài giảng Elearning Ngày hội CNTT lần thứ III cấp Quận; Đạt giải Nhì Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học Thành phố Hà Nội; Giải Xuất sắc Giáo viên dạy giỏi cấp Quận, Giải Nhì cấp Quốc gia cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử Elearning năm học 2012-2013; nhiều sáng kiến kinh nghiệm loại A,B cấp thành phố; Đóng góp thành tích xuất sắc trong chương trình trao đổi Giáo viên Việt Nam–Hàn Quốc năm 2016. Đạt danh hiệu Nhà giáo Hà Nội tâm huyết – sáng tạo lần thứ 4,…

Đặc biệt, năm học 2022 – 2023, cô Phượng đã vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập cho cán bộ quản lí, giáo viên.

Cô giáo Bùi Bích Phượng là một giáo viên tiêu biểu của thời đại 4.0 hiện nay và trong tương lai. Cô là tấm gương để các đồng nghiệp học tập. Và có lẽ, lòng nhiệt huyết, tận tâm và sáng tạo của cô đối với nghề sẽ là nhịp cầu yêu thương nối dài mãi những giấc mơ của tuổi học trò.

Cô giáo Trần Thị Tố Uyên – Người tiếp lửa đam mê cho học sinh yêu thích môn Tin học

Cô giáo Trần Thị Tố Uyên đã gắn bó với trưởng THCS Hoàng Hoa Thám 15 năm qua. 

Bước lên bục giảng, cô giáo Uyên luôn say mê, nhiệt huyết và tận tâm trong từng bài giảng, mỗi giờ lên lớp. Cô luôn chủ động tìm tòi các phương pháp, kĩ năng dạy học lôi cuốn và gần gũi với đời sống, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Cô cẩn thận, tỉ mẩn, chắt lọc từng kiến thức quý giá để truyền đạt tới các em học sinh thân yêu.

Trong những năm công tác cô đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được công nhận và áp dụng thực tế trong giảng dạy. Cô luôn nỗ lực, tìm tòi học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của từng học sinh.

Với kiến thức chuyên môn vững vàng, hàng năm cô Uyên luôn được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học cho đội tuyển của trường dự thi cấp quận, cấp thành phố và cuộc thi Hội thi tin học trẻ, cuộc thi về Khoa học kĩ thuật…

Tấm gương về cô giáo Trần Thị Tố Uyên đam mê sáng tạo khoa học không chỉ lan tỏa trong đội ngũ cán bộ, giáo viên mà còn “tiếp lửa” cho nhiều thế hệ học sinh Trường THCS Hoàng Hoa Thám để các con có thêm động lực, thêm niềm tin vào sự sáng tạo đam mê khoa học không ngừng. 

Cô giáo Nguyễn Thu Thủy – Người khơi dậy cảm hứng học tập các thế hệ học sinh với môn Địa lý

Cô giáo Nguyễn Thu Thủy là giáo viên dạy môn Địa lý, thuộc Tổ Xã hội của trường THCS Hoàng Hoa Thám quận Ba Đình. Cô giáo Nguyễn Thu Thủy – Người đã truyền cảm hứng học tập và tình yêu môn Địa lý cho các thế hệ học sinh.

Tiết dạy “Đặc điểm đại hình Việt Nam” tại lớp 8A1, cô giáo Nguyễn Thu Thủy đã tổ chức các hoạt động phong phú, phù hợp với đặc trưng phân môn Địa lý như: “Chúng em làm phóng viên”, “Bác nông dân gieo hạt”… cùng tác phong duyên dáng và lối dẫn dắt “chuyên nghiệp”, các con học sinh lần lượt được trải nghiệm qua nhiều điều thú vị.

Cô Thuỷ cho rằng: "Học và dạy môn Địa lý giúp tôi mở rộng được nhiều kiến thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội - văn hóa của Việt Nam và các quốc gia, các khu vực trên thế giới để thỏa trí tò mò. Đồng thời, trong quá trình tìm hiểu, tôi vận dụng được rất nhiều kiến thức địa lí vào cuộc sống và chia sẻ với mọi người xung quanh, đặc biệt tôi có thể đưa học sinh đi du lịch khám phá mọi vùng miền, trải nghiệm cuộc sống cùng với người dân ở các địa phương khác nhau rất thú vị."

Qua các tiết học Địa lý, cô giáo Thu Thủy đã giúp các con trả lời được câu hỏi “Địa lý hay, học mê say”

Cô giáo Thu Thủy chính là người thắp lửa, là người cảm hứng cho rất nhiều học sinh trường THCS Hoàng Hoa Thám.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.