Nghị lực “thép” của cậu học trò liệt tứ chi, viết chữ bằng miệng

Dù phải nằm học, viết chữ bằng miệng vì bị liệt tứ chi nhưng cậu bé Nguyễn Thế Phong vẫn luôn tích cực, tiếp thu bài nhanh và nhận được nhiều lời khen ngợi từ thầy cô, sự yêu quý từ bạn bè và người thân.

Số phận thiệt thòi của cậu học trò nhỏ

Nguyễn Thế Phong (SN 2012) là con trai lớn của anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1982) và chị Nguyễn Thị Trúc Phương (SN 1989), trú xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Nghị lực “thép” của cậu học trò liệt tứ chi -0
Cậu học trò Nguyễn Thế Phong từ lúc chào đời đã bị liệt tứ chi, không thể tự đi lại

Sinh ra không may mắn như bạn bè đồng trang lứa, Phong phải mang trên mình căn bệnh đa xương khớp, bại não vận động dẫn tới chân tay co quắp. Mặc dù đã được gia đình cho chạy chữa khắp các bệnh viện trên cả nước, trải qua nhiều cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, nhưng tình trạng của em vẫn không khả quan. 

Chia sẻ thêm về câu chuyện của Phong, chị Phương - mẹ của em cho biết, khi chị mang bầu được 4 tháng, bác sĩ có phát hiện dị tật trong thai và khuyên không nên giữ con. Thế nhưng với suy nghĩ “con cái là lộc trời cho” nên chị Phương vẫn nhất quyết sinh em ra, cho em một cuộc đời thật trọn vẹn.

“Tuy cuộc sống của Phong là những chuỗi ngày dài nằm một chỗ, chân tay không thể vận động, thế nhưng con lại tỏ ra rất thông minh, lém lỉnh. Từ ngày biết nói cháu đã luôn khao khát được tới trường, đòi mẹ xin cho đi học như bạn bè. Nhìn con như vậy cũng chạnh lòng lắm”, chị Phương tâm sự.

Nghị lực “thép” của cậu học trò liệt tứ chi -0
Thế Phong luôn nỗ lực mỗi ngày để thực hiện ước mơ được đến trường

Chị Phương xúc động chia sẻ thêm, dù không thể viết bằng tay như những đứa trẻ khác, nhưng Phong lại có trí nhớ tốt, mỗi lần nhìn qua các mặt chữ em đều cố gắng ghi nhớ và từ từ luyện viết. Phong đã quyết chí tập ngậm bút ở miệng, luồn vào giữa 2 ngón tay co quắp để nắn nót từng nét chữ. Khi viết qua chữ khác hay xuống dòng, em phải lắc cả người để dịch chuyển.

Trải qua những khó khăn, vất vả, Phong dần “cầm” bút chắc hơn, tự tin viết chữ hơn. Dù nhiều lần các ngón tay “làm việc quá sức” bị đau nhức nhưng chưa bao giờ Phong muốn bỏ cuộc. 

Niềm khao khát được đến trường

Nhìn thấy được nỗ lực và khát khao của con, năm 2019, khi đứa con thứ hai bước vào lớp 1, chị Phương đã đánh liều tới trường xin cho Phong được đi học cùng với em.

Nghị lực “thép” của cậu học trò liệt tứ chi -0
Để viết chữ, Phong ngậm bút ở miệng, luồn vào giữa 2 ngón tay co quắp để nắn nót từng nét

Được sự đồng ý của nhà trường,  bố mẹ Phong đã đóng cho em một chiếc giường gỗ đặt ở cuối lớp, đầu chiếc giường có thành cao bằng ván để làm giá kê sách vở. Dù phải nằm học và chân tay không cử động được nhưng em rất hăng say học, tiếp thu bài nhanh, luôn được cô giáo khen ngợi.

Đây cũng là lần đầu tiên trường tiểu học số 1 Xuân Trạch (Quảng Bình) tiếp nhận, nuôi dạy một học trò khuyết tật tay chân như Phong. Trong giờ học, Thế Phong nhờ cô giáo, bạn bè soạn sửa sách vở, bút, thước rồi đến khi chép bài, cậu bé lại cúi đầu ngậm lấy ngòi bút, kê lên tay rồi dùng cằm đưa bút viết từng nét chữ. Đáng nể hơn Phong còn là học sinh tiêu biểu trong lớp, đạt danh hiệu học sinh giỏi trong nhiều năm học liền.

Chia sẻ với chúng tôi, cô Đinh Thanh Trang, giáo viên chủ nhiệm của em Phong tâm sự: “Mặc dù em đi học muộn hơn các bạn 1 tháng nhưng qua sự hỗ trợ, quan tâm của lãnh đạo nhà trường cùng với sự nỗ lực của bản thân nên em đã tiếp thu bài kịp các bạn. Phong cũng là học sinh hòa đồng, cởi mở nên rất được bạn bè yêu mến, giúp đỡ trong mỗi giờ học”. 

Nghị lực “thép” của cậu học trò liệt tứ chi -0
Phong là học sinh hòa đồng, cởi mở nên rất được bạn bè yêu mến, giúp đỡ trong mỗi giờ học

Về phần Thế Phong cũng như bố mẹ của em vẫn luôn vững tin, khi nền y học ngày càng phát triển, việc chạy chữa để Phong có thể đi lại sẽ trở thành hiện thực. Thế Phong cũng chia sẻ rằng, ước mơ sau này em là được trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho tất cả mọi người, để ai cũng có sức khỏe tốt và đặc biệt, Phong muốn tìm cách điều trị cho chính mình.

Dẫu biết chặng đường phía trước của Phong còn rất nhiều chông gai chờ đón, thế nhưng chúng ta hãy tin rằng với nghị lực phi thường, niềm khao khát mãnh liệt của bản thân, Phong sẽ vượt qua tất cả và thực hiện ước mơ của bản thân. Hi vọng rằng em sẽ luôn mạnh mẽ và vững vàng trong mỗi bước chân của mình ở tương lai!

Giáo dục

Trẻ em học tại một học viện hagwon tư nhân ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 10.8. 2016. Yelim Lee/AFP/Getty Images
Giáo dục

Kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo ở Hàn Quốc: Cuộc đua không hồi kết

Sáng sớm cuối tuần, hàng dài phụ huynh xếp hàng cùng những đứa trẻ mà có em còn chưa học xong mẫu giáo. Không phải để tiêm ngừa hay vui chơi cuối tuần, mà là để tham gia một kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo. Được gọi là 'kỳ thi 4 tuổi' và 'kỳ thi 7 tuổi' theo cách nói địa phương, đây là biểu hiện mới nhất của cơn sốt giáo dục từ sớm của Hàn Quốc.

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm
Giáo dục

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm

Ngày 29.4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố về việc xử lý thông tin báo chí liên quan tới việc dạy thêm, học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2, phường Láng Thượng. 

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ
Giáo dục

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ

Chiến thắng 30.4.1975 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. 50 năm sau ngày non sông nối liền một dải, kế thừa kỷ nguyên độc lập, những công dân trẻ sống trong hoà bình trở thành nòng cốt của Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.