Muôn vàn cảm xúc của tân sinh viên ngày nhập học vào Đại học Bách khoa Hà Nội

Từ 28 - 30.8, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức tiếp nhận hồ sơ, làm thủ tục nhập học cho tân sinh viên K69. Nhiều bậc phụ huynh đồng hành với sinh viên trong chuỗi ngày đầy ý nghĩa này.

Hào hứng, sốt ruột chờ đến ngày làm thủ tục nhập học!

Sáng 28.8 là buổi đầu tiên Đại học Bách khoa Hà Nội đón thí sinh đến làm thủ tục nhập học. Từ sáng sớm, sân trường đã rộn ràng tiếng nói, cười của hàng trăm ngàn tân sinh viên và phụ huynh.

20240828-cbo_9872.jpg -0
20240828-cbo_9888.jpg -0
Từ sáng sớm, hàng dài tân sinh viên đã có mặt tại thư viện Tạ Quang Bửu để làm thủ tục nhập học 

Tuy 7 giờ 30 phút mới bắt đầu làm thủ tục, nhưng từ 5h sáng, Trần Nguyễn Việt Anh (tân sinh viên Trường Điện – Điện tử) và gia đình đã gấp rút từ Ninh Bình lên Hà Nội để kịp chuẩn bị các giấy tờ cần thiết. 

"Đại học Bách khoa Hà Nội là ngôi trường mơ ước của em từ những năm cấp 3. Em chờ ngày nhập học này lâu lắm rồi. Sáng nay cả gia đình chưa kịp ăn sáng đã lên xe đi luôn vì sốt ruột quá", Việt Anh chia sẻ.

z5775280961468_c764118693a72dc06add9c378e1c90e5.jpg -0
Gia đình sinh viên Việt Anh (Ninh Bình) thức dậy từ 5 giờ sáng để kịp thời có mặt tại Đại học Bách khoa Hà Nội

Chị Thúy Nga (phụ huynh Việt Anh) cho hay, cả đêm trằn trọc khó ngủ, chờ đến giờ thức con dậy để lên trường đăng ký thủ tục. Quá trình nộp hồ sơ nhập học trực tiếp khá nhanh, chỉ khoảng 10 phút là xong vì được các thầy cô nhiệt tình hướng dẫn. 

"Năm nhất đại học, tôi cho Việt Anh ở ký túc xá để thích nghi với môi trường và giao lưu, kết bạn với các sinh viên khác. Chưa chính thức xa con mà giờ đã thấy nhớ con rồi!", chị Nga bồi hồi. 

Còn Nguyễn Mạnh Khoa (tân sinh viên Trường Điện – Điện tử) một mình ra Hà Nội từ đầu tuần, đợi đến ngày làm thủ tục nhập học. Trước đó, em đã có thời gian đến tham quan trường và tranh thủ tìm kiếm các phòng trọ khu vực xung quanh. 

"Em nghe nói khuôn viên Bách khoa rất rộng, sinh viên trong trường còn phải sử dụng Google Map. Sợ lạc nên vừa đến Hà Nội, em chạy ngay đến trường để khảo sát địa hình. May mắn được các anh chị sinh viên khóa trước hỗ trợ, em đã hoàn thành xong thủ tục nhập học", Khoa hào hứng. 

20240828-cbo_9882 (1).jpg -0
Các tân sinh viên được hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ nhập học 

Nam sinh chia sẻ thêm, trước ngày nhập học, Đại học Bách khoa Hà Nội đã gửi gmail cho tân sinh viên hướng dẫn những điều cần chuẩn bị, trong đó yêu cầu thực hiện một số bước trực tuyến, như xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ GD-ĐT và điền thông tin nhập học trên hệ thống tuyển sinh của trường. Do đó, quá trình nộp hồ sơ diễn ra rất thuận lợi. 

"Lần đầu tiên sống xa gia đình ở một 'vùng đất mới' không tránh khỏi lo sợ và bỡ ngỡ. Tuy vậy, em rất mong đến ngày nhập học chính thức, trở thành sinh viên, bởi đây là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành", Mạnh Khoa bộc bạch. 

Chung cảm xúc như Khoa, gương mặt các tân sinh viên trong ngày nhập trường đều rạng rỡ, tươi vui. Bên cạnh các thủ tục nhập học, Đại học Bách khoa Hà Nội còn tổ chức nhiều hoạt động náo nhiệt như: Tham quan khuôn viên, tìm hiểu các câu lạc bộ, tổ chức các chương trình văn hóa - nghệ thuật,.. giúp sinh viên nhanh chóng hòa nhập.

20240828-cbo_9920.jpg -0
20240828-cbo_9883.jpg -0
20240828-cbo_9900.jpg -0
z5775281030265_dd978f3d46596c38a2e0321ef583fbb9.jpg -0
Gương mặt ai cũng vô cùng hào hứng, vui vẻ...

Cũng trong sáng hôm nay, Trần Quang Minh (TP. Hồ Chí Minh) và gia đình đã vượt hơn 1.700 km để đến nhập học tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Minh trúng tuyển ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (ET1) của Trường Điện – Điện tử.

nh.jpg -0
Trần Quang Minh chụp ảnh cùng mẹ và ông bà tại khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội 

Chia sẻ cảm xúc khi đưa cháu đến nhập học, ông Trần Đình Trãi cảm thấy vui mừng song không tránh khỏi lo lắng. Ông dặn cháu trai phải biết bảo vệ và chăm sóc cho bản thân khi một mình ở ký túc xá. 

"Con gái tôi – cô của Minh từng là cựu sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội và hiện đang giảng dạy tại trường. Thần tượng cô, Minh yêu thích kỹ thuật và quyết định trở thành thành viên tiếp theo của gia đình học tại đây", ông Trãi tâm sự. 

Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập hệ thống bản đồ đào tạo số 

Để đón chào các tân sinh viên một cách chu đáo nhất, Ban lãnh đạo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chuẩn bị đầy đủ các khâu đón tiếp, hướng dẫn tân sinh viên và phụ huynh với quy trình thủ tục nhanh gọn. Đặc biệt là các hoạt động như sắp xếp chỗ ở ký túc xá, tư vấn hỗ trợ tìm kiếm nhà trọ, mở tài khoản ngân hàng… để sinh viên có được những trải nghiệm thân thiện và gần gũi nhất tại trường.

Trao đổi với báo chí, PGS. Vũ Duy Hải – Trưởng ban Tuyển sinh – Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội, con số xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ GD-ĐT vào trường là 10.000 thí sinh. Theo kế hoạch trong đề án tuyển sinh, Nhà trường dự kiến có hơn 9.000 tân sinh viên nhập học trong 3 ngày tới. 

z5775280982361_332a3a4db0812968989639296b3627c7.jpg -0
PGS. Vũ Duy Hải – Trưởng ban Tuyển sinh – Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội

Đánh giá về công tác tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội trong năm 2024, PGS. Vũ Duy Hải cho biết, Nhà trường đã công bố đề án tuyển sinh với 3 phương thức xét tuyển kèm theo các chỉ tiêu rõ ràng.

"Tính đến thời hiện tại, qua công tác đăng ký nhập học sơ bộ, số lượng sinh viên nhập học theo các chỉ tiêu Đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển đã hoàn thành đáp ứng. Các chỉ tiêu dành cho các phương thức như xét tuyển tài năng, điểm thi đánh giá tư duy và điểm thi tốt nghiệp THPT đều nằm trong những tỷ lệ đã công bố", ông Hải thông tin. 

20240828-cbo_9895 (1).jpg -0
Theo PGS. Vũ Duy Hải, thời gian tới Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ công bố hệ thống bản đồ đào tạo số giúp thí sinh lựa chọn nguyện vọng đại học đúng đắn

Cũng theo PGS. Vũ Duy Hải, một trong những nội dung công tác tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội hướng tới trong những năm tiếp theo là tăng cường hướng nghiệp cho thí sinh. Công tác này vô cùng quan trọng và cần được quan tâm.

"Việc chọn ngành học cần phù hợp nhiều yếu tố như sở trường, năng lực của bản thân chứ không phải theo xu hướng, trào lưu. Để giúp thí sinh lựa chọn nguyện vọng đại học đúng đắn, thời gian tới Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ công bố hệ thống bản đồ đào tạo số. Thí sinh có thể tham khảo các lĩnh vực đào tạo, kê khai năng lực bản thân để hệ thống gợi ý những ngành tương thích", Trưởng ban Tuyển sinh – Hướng nghiệp nhấn mạnh.

Để tăng cường chất lượng tuyển sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển kỳ thi Đánh giá tư duy với cấu trúc đề thi đánh giá năng lực tư duy tổng thể của thí sinh, không phụ thuộc nhiều vào kiến thức THPT. Dự kiến trong tháng 9, Nhà trường sẽ công bố tài liệu cùng các thông tin về kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2025 để thí sinh và phụ huynh tiếp cận sớm và có sự chuẩn bị cho kỳ thi. 

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.