Kiên Giang: Hiệu trưởng tự ý chuyển trường gây xáo trộn trước năm học mới

Dù chưa được cấp trên có văn bản đồng ý nhưng ông Nguyễn Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường THCS Thị Trấn (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) đã tự ý cho người đến vận chuyển bàn ghế, thiết bị của nhà trường sang một ngôi trường khác, cách đó hơn 3km. Việc này khiến phụ huynh, học sinh lo lắng sẽ bị xáo trộn khi năm học mới đang cận kề.

Phụ huynh, học sinh lo lắng khi hiệu trưởng bất ngờ chuyển trường
Bàn ghế được chuyển từ Trường THCS Thị Trấn sang trường mới

Theo phản ánh của nhiều phụ huynh Trường THCS Thị Trấn (khu phố Vĩnh Đông 1, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang), vừa qua, hiệutrưởng ngôi trường này tự ý cho người đến vận chuyển bàn ghế, trang thiết bị của trường sang Trường Tiểu học và THCS Thị Trấn Vĩnh Thuận, cách đó hơn 3km.

Đáng chú ý, việc chuyển trường này, phụ huynh, học sinh và giáo viên chưa nhận được thông báo chính thức từ lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Thuận, Phòng Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) huyện.

Phụ huynh, học sinh lo lắng khi hiệu trưởng bất ngờ chuyển trường
Trường THCS Thị Trấn vẫn còn khang trang

Hiệu trưởng Trường THCS Thị Trấn Nguyễn Thanh Phong xác nhận, đến ngày 20.8, trường vẫn chưa nhận được văn bản chỉ đạo chính thức từ Phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Thuận và lãnh đạo UBND huyện cho phép chuyển trường. Hiện nhà trường mới chuyển 6 phòng học và phòng thí nghiệm, thực hành.

Lý giải về việc này, Hiệu trưởng Trường THCS Thị Trấn Nguyễn Thanh Phong cho rằng, là cá nhân ông chủ động thực hiện trước vì nhà trường lo, khi lãnh đạo huyện và Phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Thuận đồng ý sẽ thực hiện công trác chuyển trường không kịp năm học mới.

“Nếu lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Thuận không đồng ý chuyển trường, năm học mới vẫn tổ chức khai giảng tại Trường THCS Thị Trấn và tôi sẽ cho vận chuyển đồ đạc về lại chỗ cũ; việc học tập giảng dạy vẫn diễn ra bình thường như năm học trước”, Hiệu trưởng Trường THCS Thị Trấn Nguyễn Thanh Phong khẳng định.

Phụ huynh, học sinh lo lắng khi hiệu trưởng bất ngờ chuyển trường
Trường Tiểu học và THCS thị trấn Vĩnh Thuận nằm trên Quốc lộ 63 

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận Huỳnh Ngọc Nguyên xác nhận, có việc Hiệu trưởng Trường THCS Thị Trấn tự ý chuyển trường trước khi có những văn bản chấp thuận của lãnh đạo huyện.

"Sáng ngày 21.8, Ban Thường vụ huyện ủy họp và đồng ý kế hoạch chuyển trường. Tuy nhiên, UBND huyện và Phòng GD-ĐT phải thực hiện đúng quy định. Trên cơ sở đó, lãnh đạo huyện giao Phòng GD-ĐT chỉ đạo Ban giám hiệu nhà trường dừng việc chuyển trường, tiến hành lấy ý kiến phụ huynh và thực hiện các thủ tục chuyển trương theo quy định", Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận Huỳnh Ngọc Nguyên thông tin.

Trường Tiểu học và THCS thị trấn Vĩnh Thuận được xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng vào tháng 8.2013 nhưng không có học sinh. Học kỳ 2 năm học 2015-2016, Phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Thuận chuyển 192 học sinh và giáo viên, nhân viên Trường THCS Bình Minh (xã Bình Minh) về Trường tiểu học và THCS thị trấn Vĩnh Thuận.

Sau thời gian hoạt động, đầu năm học mới 2024-2025, huyện Vĩnh Thuận ra đề án sáp nhập Trường Tiểu học và THCS thị trấn Vĩnh Thuận vào Trường tiểu học Bình Minh thành Trường Tiểu học và THCS Bình Minh. Hiện Trường Tiểu học và THCS thị trấn Vĩnh Thuận còn chưa tới 100 học sinh.

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".