Kiểm tra đánh giá môn Toán cấp THPT theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực

Trong hai ngày 23 và 24.8, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán về Toán (VIASM) và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) phối hợp tổ chức Hội thảo kiểm tra đánh giá môn Toán cấp trung học phổ thông (THPT) theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực. GS Ngô Bảo Châu tham dự hội thảo. 

Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động chuyên môn có chất lượng cao được tổ chức bởi Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học, nhằm hỗ trợ cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông môn Toán.

Mục tiêu của Hội thảo là giới thiệu những vấn đề cơ bản, thiết thực, thời sự về kiểm tra đánh giá môn Toán cấp THPT theo định hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực; đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018.

Kiểm tra đánh giá môn Toán cấp THPT theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực
GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán về Toán (VIASM) 

Môn Toán góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu cho học sinh

Theo các chuyên gia, Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Những kiến thức và kỹ năng Toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực Toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng Toán học vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng Toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM.

Bắt đầu từ năm học 2024 - 2025, nước ta sẽ hoàn thành việc thay sách giáo khoa Toán ở phổ thông (ở các lớp cuối cấp 5, 9 và 12), học sinh hoàn toàn học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018. 

Một trong những mục tiêu chủ yếu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018 là hình thành và phát triển năng lực Toán học cho học sinh bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận Toán học; năng lực mô hình hoá Toán học; năng lực giải quyết vấn đề Toán học; năng lực giao tiếp Toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán.

Năng lực Toán học của học sinh chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá trình tham gia các hoạt động nhận biết kiến thức và kỹ năng Toán học, kết nối Toán học với thực tiễn và với các bộ môn khoa học khác.

Một trong những vấn đề rất quan trọng, rất cấp thiết khi giảng dạy và học tập môn Toán theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 hiện nay là việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn Toán theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực học sinh.

Kiểm tra, đánh giá môn Toán cấp THPT theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực. -0
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu tại Hội thảo

Thu hút hơn 500 đại biểu đăng ký tham dự

Hội thảo kiểm tra đánh giá môn Toán cấp THPT theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực gồm 6 báo cáo, tập trung vào một số nội dung chính: Báo cáo "So sánh nội dung Chương trình môn Toán cấp THPT năm 2018 (Chương trình mới) và Chương trình môn Toán cấp THPT năm 2006 (Chương trình cũ)" do GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Khoa Toán-Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên SGK Toán, bộ sách Cánh diều trình bày;

Báo cáo "Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực của học sinh trong môn Toán chương trình giáo dục phổ thông 2018" do GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, trình bày; Báo cáo "Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Toán ở trường THPT theo tiếp cận năng lực và phẩm chất học sinh" do TS Lê Tuấn Anh, Trưởng Bộ môn Phương pháp dạy học, Khoa Toán-Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trình bày;

Báo cáo "Xây dựng ma trận Kiến thức - Kỹ năng - Năng lực môn Toán cấp THPT và Quy trình dựa vào ma trận đó để thiết kế ma trận đặc tả và đề kiểm tra định kì minh họa cho môn Toán lớp 10, 11, 12" do GS.TS Cung Thế Anh, Khoa Toán-Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đồng Chủ biên SGK Toán THPT, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống trình bày;

Báo cáo "Ứng dụng công nghệ số thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Toán THPT" do PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày; Báo cáo "Giới thiệu một số phương thức thi đại học môn Toán phổ biến hiện nay" do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Sơn, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, tác giả SGK Toán THPT, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống trình bày.

Bên cạnh báo cáo do các chuyên gia trình bày, Hội thảo cũng dành 1 ngày cho việc tập huấn thiết kế các câu hỏi kiểm tra đánh giá môn Toán theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực.

Các chuyên gia tham gia báo cáo, tập huấn ở Hội thảo là Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả các bộ SGK Toán THPT mới và các chuyên gia đầu ngành về giáo dục Toán học của Việt Nam.

Kiểm tra, đánh giá môn Toán cấp THPT theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực. -0
Đại biểu tham dự Hội thảo

Hội thảo đã nhận được sự hưởng ứng lớn từ các cơ sở giáo dục và cộng đồng chuyên môn, đặc biệt là các giáo viên Toán phổ thông. Bên cạnh lãnh đạo các Vụ/Cục chuyên môn của Bộ GD-ĐT, lãnh đạo Hội Toán học Việt Nam, các Tổng Chủ biên của các bộ SGK Toán theo chương trình mới, lãnh đạo/phụ trách chuyên môn của các Sở GD-ĐT, lãnh đạo Trường/Khoa Toán của các trường đại học Sư phạm ở miền Bắc,…, Hội thảo đã thu hút hơn 500 đại biểu đăng ký tham dự.

Các đại biểu đăng ký bao gồm các giảng viên Toán của các trường đại học, cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục, Hiệu trưởng/Hiệu phó, Tổ trưởng tổ Toán của các trường THPT, các giáo viên Toán THPT cốt cán, các giáo viên Toán phổ thông khác, các chuyên viên của các hệ thống giáo dục, các biên tập viên Toán của các nhà xuất bản, các học viên cao học và sinh viên ngành sư phạm Toán,… 

Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".

Trường Đại học Công nghệ GTVT tiếp nhận sinh viên ngoại trú tại các vùng có nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt sơ tán về trường
Giáo dục

Trường Đại học Công nghệ GTVT tiếp nhận sinh viên ngoại trú tại các vùng có nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt sơ tán về trường

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải vừa ban hành thông báo về việc tiếp nhận sinh viên ngoại trú tại các vùng đã và đang có nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 sơ tán về 3 cơ sở đào tạo của Trường.