Hợp tác quốc tế - Giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển của Trường Đại học Hà Nội

Trường Đại học Hà Nội (tiền thân là Trường Đại học Ngoại ngữ) được đánh giá là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu cả nước có uy tín và thế mạnh đào tạo ngoại ngữ và các chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Nhà trường xác định hợp tác quốc tế là động lực phát triển các nguồn lực, góp phần đẩy nhanh chiến lược phát triển Trường Đại học Hà Nội thành Đại học Hà Nội đa ngành, định hướng ứng dụng, đạt chuẩn quốc tế

Đưa sinh viên ra thế giới

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, các cơ quan, tổ chức đang chạy đua tìm kiếm nhân sự có chuyên môn cao và những kỹ năng cần thiết giúp họ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn trên trường quốc tế.

Những nhân sự này được yêu cầu làm việc trong môi trường đa văn hóa và sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Để có thể đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng như trên, vấn đề đặt ra đối với các cơ sở giáo dục đại học là cần phải chuyển mình theo hướng gia tăng mức độ quốc tế hóa.

Triết lí giáo dục của Nhà trường là đào tạo người học trở thành công dân có trách nhiệm, đề cao bản sắc dân tộc và giá trị con người Việt Nam khi hội nhập thế giới; có năng lực chuyên môn vững vàng, thành thạo ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực được đào tạo, phục vụ nhu cầu xã hội; có năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phồn thịnh của quốc gia, dân tộc...

Khẩu hiệu hành động (slogan) cũng chính là quan điểm, triết lý giáo dục của Nhà trường là: “HANU brings you to the world/HANU đưa sinh viên ra thế giới”.

Để thực hiện triết lý giáo dục đó, bên cạnh 26 chương trình đào tạo cử nhân chính quy (11 chương trình chuẩn ngành ngôn ngữ, 10 chương trình chuẩn giảng dạy các ngành bằng tiếng nước ngoài và 5 chương trình chất lượng cao, 01 chương trình Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam dành cho người nước ngoài), Nhà trường không ngừng tăng cường mở rộng các chương trình liên kết quốc tế ở các trình độ đào tạo.

Hiện nay, Trường Đại học Hà Nội đang triển khai 13 chương trình liên kết đào tạo từ trình độ đại học đến sau đại học gồm: Cử nhân Kế toán Ứng dụng liên kết với Đại học Oxford Brookes (Anh Quốc); Cử nhân Kinh doanh liên kết theo mô hình 2+2 với Đại học Waikato (New Zealand); 04 chương trình Cử nhân Tiếng Việt & Văn hóa Việt và Cử nhân Tiếng Pháp theo mô hình 2+2 với Học viện Ngoại Ngữ Quảng Tây và Đại học Dân tộc Quảng Tây; Cử nhân kinh doanh, chuyên ngành kép Marketing & Tài chính liên kết với Đại học La Trobe (Australia); Quản trị Du lịch và Lữ hành liên kết với Đại học IMC KREMS (Cộng hòa Áo).

Đồng thời, các chương trình liên kết đào tạo trình độ sau đại học cũng luôn được đánh giá cao về chất lượng trong thời gian qua như: Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh và tiếng nước ngoài (TESOL & FLT) liên kết với Đại học Canberra (Australia); Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Nhật liên kết với Đại học Nữ sinh Nara (Nhật Bản); Chương trình Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn học Pháp, chương trình Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn học Pháp liên kết với Đại học Louvain (Vương quốc Bỉ).

PGS. TS Nguyễn Văn Trào, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Canberra (Australia)
PGS. TS Nguyễn Văn Trào, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Canberra (Australia)

Đa dạng hóa và trọng tâm hóa trong hợp tác quốc tế

Trường Đại học Hà Nội chủ trương đa dạng hóa và trọng tâm hóa hợp tác quốc tế theo hướng vừa là mục tiêu, vừa là động lực, góp phần xây dựng năng lực nội tại để thực hiện chiến lược phát triển chung của Nhà trường. Các chương trình và hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà trường được đa dạng hóa và tập trung ưu tiên tùy thuộc vào chiến lược phát triển của từng giai đoạn.

Theo thống kê, hiện Trường Đại học Hà Nội có 527 thỏa thuận hợp tác với 315 đối tác tại 28 quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Úc.

Mạng lưới đối tác quốc tế của Trường là các cơ sở giáo dục đại học và các viện nghiên cứu tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như: Mỹ, Canada, Australia, Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Italia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Các chương trình hợp tác phong phú, đa dạng bao gồm trao đổi sinh viên hai chiều, trao đổi giảng viên, trao đổi nhà nghiên cứu và thực hiện các dự án nghiên cứu chung.

Hàng năm có khoảng hơn 300 sinh viên của Trường Đại học Hà Nội tham gia các chương trình học tập tại nước ngoài từ một học kỳ cho đến một năm học và khoảng 600 sinh viên quốc tế đến học tập và nghiên cứu tại Trường. Hàng trăm cán bộ giảng viên của Nhà trường được cử ra nước ngoài giảng dạy, học tập, thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học chung; khoảng 50 cán bộ, giảng viên nước ngoài đến với Trường Đại học Hà Nội thực hiện các thỏa thuận liên kết hợp tác.

Trong những năm gần đây, các chương trình liên kết với các đối tác tại Australia và New Zealand ngày càng phát triển và là những điểm sáng trong phát triển liên kết đào tạo.

Chương trình Cử nhân quốc tế chuyên ngành kép Marketing và Tài chính liên kết giữa Trường Đại học Hà Nội và Đại học La Trobe (Australia) là chương trình liên kết đầu tiên triển khai tại Hà Nội và cũng là chương trình có thứ bậc xếp hạng tốt nhất trong số các chương trình liên kết hiện có ở Hà Nội. Đại học La Trobe nằm trong Top 250 trường đại học hàng đầu thế giới. Chương trình bắt đầu tuyển sinh từ năm 2003, cho đến nay Nhà trường đã tuyển sinh được 37 khóa Cử nhân và 22 khóa Thạc sĩ (MBA) với hơn 3.000 học viên tốt nghiệp.

Chương trình Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh và tiếng nước ngoài (Master of TESOL and FLT) liên kết giữa Trường Đại học Hà Nội và Đại học Canberra (Australia) là chương trình liên kết chất lượng cao được phê chuẩn bởi hai chính phủ Việt Nam và Australia từ năm 2018. Chương trình chuẩn bị cho học viên một nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giảng dạy với các kiến thức chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh và tiếng nước ngoài.

Đây là chương trình được phát triển thay thế chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh giữa trường Đại học Hà Nội và Đại học Victoria (Australia). Chương trình đã đào tạo hàng nghìn Thạc sĩ phục vụ kịp thời cho Đề án Ngoại ngữ Quốc gia. Chương trình này đã khép lại sau 16 năm hợp tác thành công.

Trải qua 04 năm hợp tác và phát triển, chương trình Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh và tiếng nước ngoài (Master of TESOL and FLT) liên kết giữa Trường Đại học Hà Nội và Đại học Canberra đã tuyển sinh được 09 khóa Bồi dưỡng Sau đại học (Giai đoạn I - Graduate Diploma in TESOL) với hơn 400 học viên và 06 khóa Thạc sĩ (Giai đoạn 2 - Master of TESOL and FLT) với tổng số 238 học viên. 108 học viên đã tốt nghiệp chương trình và được cấp bằng Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh và tiếng nước ngoài của Đại học Canberra.

Ngoài ra, chương trình liên kết đào tạo Cử nhân Kinh doanh mới được Trường Đại học Hà Nội phát triển cùng Đại học Waikato (New Zealand) theo hình thức 2+2 cũng đã bước đầu có được những phản ứng tích cực của người học.

Hợp tác quốc tế góp phần thực hiện chiến lược phát triển HANU thành Đại học đa ngành uy tín

Hoạt động hợp tác quốc tế đi đúng hướng đã mang lại cho sinh viên những lợi ích thiết thực và đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. Đây cũng là bằng chứng mạnh mẽ về cam kết quốc tế hóa các chương trình đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo các chương trình liên kết với nước ngoài và mang đến cho sinh viên những cơ hội học tập tốt nhất của Trường Đại học Hà Nội.

Phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục những thế mạnh về quốc tế hóa, năm 2022, Trường Đại học Hà Nội đã kịp thời xây dựng Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế. Trong đó, tập trung vào các hoạt động chính như:

Đa dạng các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trao đổi học thuật... Triển khai các hình thức liên kết và liên thông đào tạo với các đối tác quốc tế uy tín, đẩy mạnh việc công nhận tín chỉ lẫn nhau. Tăng số lượng các chương trình liên kết đào tạo, nhập khẩu các chương trình đào tạo chất lượng và chuẩn hóa các chương trình đào tạo của Nhà trường theo chuẩn kiểm định khu vực và quốc tế. Mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế thông qua việc đa dạng hình thức hợp tác.

Gia tăng số lượng và chất lượng các chương trình trao đổi giảng viên với các đối tác uy tín; tận dụng sự hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao, tổ chức phi chính phủ, các quỹ tài trợ để tuyển chuyên gia quốc tế làm việc tại Trường. Tranh thủ số lượng học bổng quốc tế để tạo cơ hội cho cán bộ, giảng viên tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Tăng cường trao đổi sinh viên thông qua việc tăng số lượng thỏa thuận hợp tác trao đổi sinh viên với các đối tác quốc tế uy tín giúp người học làm quen với môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội đa dạng tại các khu vực, quốc gia khác nhau như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Úc và các nước châu Âu. Xây dựng các chương trình học tập ngắn hạn (như khóa học trải nghiệm - summer school, khóa kiến tập - internship) tìm hiểu về đất nước, văn hóa, con người để thu hút sinh viên quốc tế đến HANU.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Phát triển các dự án nghiên cứu được tài trợ bởi các cơ quan ngoại giao quốc tế và đại sứ quán tại Việt Nam, các dự án nghiên cứu với các đối tác châu Âu bằng cách thiết lập quan hệ và tham gia các tổ chức, trở thành thành viên của các dự án quốc tế.

Cùng với các giải pháp chiến lược khác thì giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác và quốc tế hóa chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của Trường Đại học Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo; giúp Trường trở thành Đại học đa ngành định hướng ứng dụng, nằm trong top đầu của Việt Nam, có danh tiếng ở khu vực châu Á.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.