Hơn 94.000 thí sinh thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Sáng 7.4, hơn 94.000 thí sinh bắt đầu thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Hơn 94.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực -0
Thí sinh làm một bài thi đánh giá năng lực trên phiếu trả lời gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Tham gia thi, thí sinh làm một bài thi đánh giá năng lực trên phiếu trả lời gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với thời gian làm bài 150 phút. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề. Từ đó nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.

Kỳ thi diễn ra tại 24 tỉnh, thành phố, gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu.

Theo Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, toàn kỳ thi có 51 đơn vị đại học/trường đại học phối hợp làm cụm thi với 90 địa điểm thi, huy động hơn 6.000 cán bộ làm công tác thi; riêng TP. Hồ Chí Minh có 17 cụm thi. Trong 25 tỉnh/thành phố có thí sinh dự thi năm nay, TP. Hồ Chí Minh có số lượng lớn nhất với hơn 39.000 thí sinh, kế đến là Bình Định, Đồng Nai, Đà Nẵng…

Đây là năm thứ 7 kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức dành cho học sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do muốn xét tuyển vào 105 trường đại học, cao đẳng; trong đó có 97 trường đại học có sử dụng kết quả kỳ thi này.

Đây cũng là đợt có số lượng thí sinh dự thi cao nhất trong lịch sử kỳ thi đánh giá năng lực này, tính từ năm 2018; cũng là năm thi của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, bởi từ năm 2025 tới, kỳ thi sẽ có một số điều chỉnh cho phù hợp với chương trình mới.

Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.