Hơn 1.000 giáo viên tham dự Hội thảo “Sáng tạo không giới hạn: dạy học tích hợp và sứ mệnh của giáo viên”

Tối 27.8, Mạng lưới quản lí giáo dục không biên giới - EdulightenUp thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Quản lí giáo dục (ELRD) đã tổ chức Hội thảo “Sáng tạo không giới hạn: dạy học tích hợp và sứ mệnh của giáo viên”.

Hội thảo được tổ chức trực tuyến qua livestream trên Fanpage của Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới và qua nền tảng Zoom. Đối tượng tham gia chương trình là các thầy cô giáo/Hiệu trưởng/cán bộ quản lý và các cá nhân quan tâm đến chủ đề Dạy học tích hợp.

Hội thảo đã thu hút gần 1.000 thầy cô giáo tham dự trực tuyến thông qua qua nền tảng Zoom và hàng trăm người theo dõi qua livestream trên Fanpage của Mạng lưới quản lý giáo dục.

Hơn 1.000 giáo viên tham dự Hội thảo “Sáng tạo không giới hạn: dạy học tích hợp và sứ mệnh của giáo viên” -0
Các diễn giả, khách mời tham dự Hội thảo “Sáng tạo không giới hạn: dạy học tích hợp và sứ mệnh của giáo viên”

Theo nhà giáo Chu Cẩm Thơ, Nhà sáng lập Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới, dạy học tích hợp đã xuất hiện từ rất lâu trong nghiên cứu khoa học giáo dục, và thực tiễn là cách dạy học phổ biến. Ở Việt Nam, việc dạy học tích hợp chính thức được nghiên cứu và đưa vào bồi dưỡng phương pháp dạy học từ những năm đầu thế kỉ này.

Chương trình GDPT 2018 chính thức đưa dạy học tích hợp trở thành chủ trương, thực hiện cả phương diện cách dạy và “môn học”.

Trong quá trình triển khai, còn rất nhiều khó khăn, còn có những vấn đề như: Chưa nhận thức được ưu điểm của dạy học tích hợp; Chưa có động lực thay đổi vì chưa thấy có sự thay đổi từ hệ thống giáo dục, nhà trường như điều kiện dạy học, lương, các chế độ khác; Chưa được tập huấn, bồi dưỡng cụ thể, thực tế để tự tin dạy học; Chưa thấy các tài liệu cốt lõi (như SGK) thể hiện được các tiêu chí tích hợp nên lúng túng trong triển khai;…

Hội thảo “Sáng tạo không giới hạn: dạy học tích hợp và sứ mệnh của giáo viên” được Mạng lưới Quản lí giáo dục Không Biên giới tổ chức để đồng hành, chia sẻ với các thầy cô giáo, Hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục quan tâm đến chủ đề này.

Các diễn giả và khách mời tham dự Hội thảo gồm:

- Nhà giáo Chu Cẩm Thơ, Nhà sáng lập Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới;

- Nhà giáo Đặng Thị Thanh Huyền, Thành viên Ban điều hành Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới;

- Nhà giáo Nguyễn Thúy Hồng, Nguyên Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và CBQLCSGD;

- Nhà giáo Lê Đình Hiếu, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành học viện G.A.P;

- Nhà giáo Trần Vân Anh, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Hệ thống giáo dục Ban Mai;

- Nhà giáo Trần Thị Luyến, Phó Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Ban Mai;

- Nhà giáo Đinh Đức Hiền, Trưởng khối THPT, Tổ trưởng Tổ tự nhiên THCS&THPT, Trường Phổ thông liên cấp FPT Bắc Giang;

- Nhà giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản 1, thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh;

- Nhà giáo Trịnh Ngọc Hải, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Than Uyên, Lai Châu.

Hơn 1.000 giáo viên tham dự Hội thảo “Sáng tạo không giới hạn: dạy học tích hợp và sứ mệnh của giáo viên” -0
Nhà giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng - Trường THCS Trần Quốc Toản 1, thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh chia sẻ tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các diễn giả, khách mời đã chia sẻ về những nội dung quan trọng liên quan đến việc dạy và học tích hợp như: Cơ sở khoa học của dạy học tích hợp; ý nghĩa, ảnh hưởng của dạy học tích hợp; Chiến lược triển khai dạy học tích hợp các môn xã hội - Bài học ở Trường THCS-THPT Ban Mai Hà Nội; Kinh nghiệm bồi dưỡng giáo viên dạy học tích hợp, phát triển chương trình nhà trường; Làm thế nào để giáo viên tự tin dạy tích hợp.

Giáo dục

10 dấu ấn giáo dục Việt Nam năm 2024
Giáo dục

10 dấu ấn giáo dục Việt Nam năm 2024

Năm 2024, một năm biến động với rất nhiều những sự kiện được xem là bước chuyển mình của Giáo dục Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân đã điểm lại những sự kiện quan trọng của ngành Giáo dục trong năm vừa qua.

Nghiên cứu sửa Luật Giáo dục đại học để nắm bắt cơ hội mới
Giáo dục

Nghiên cứu sửa Luật Giáo dục đại học để nắm bắt cơ hội mới

Luật Giáo dục đại học 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018, đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, trước thay đổi mạnh mẽ kinh tế - xã hội, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật đã bộc lộ bất cập, đòi hỏi cần sửa đổi để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên mới.

Đánh giá tổng thể, hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Giáo dục

Đánh giá tổng thể, hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sau 5 năm và trọn chu trình triển khai ở tất cả lớp học, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được đánh giá đã tạo chuyển biến tích cực đối với giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, đây cũng là lúc cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, cả ưu điểm và tồn tại, hạn chế, để phát triển, hoàn thiện chương trình, thực hiện tốt nhất mục tiêu đổi mới giáo dục.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở ngành mới phục vụ vận hành metro
Giáo dục

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở ngành mới phục vụ vận hành metro

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục mở mới một số chương trình đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Trong đó có ngành đào tạo nhân lực tham gia vận hành hệ thống metro, sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt cao tốc….

Điểm mới thi tốt nghiệp THPT 2025: Vận chuyển đề thi qua đường truyền mã hoá, đề Văn sẽ đậm tính thời sự
Giáo dục

Điểm mới thi tốt nghiệp THPT 2025: Vận chuyển đề thi qua đường truyền mã hoá, đề Văn sẽ đậm tính thời sự

GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, một điểm mới đáng chú ý của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là môn Ngữ văn có thể sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi xây dựng đề thi. Điều này giúp đánh giá khả năng đọc hiểu và cảm thụ văn bản của học sinh trong tình huống thực tế, tránh học tủ, học thuộc lòng máy móc.

Ra mắt cuốn sách “Giáo sư - Bộ trưởng Trần Hồng Quân với sự nghiệp GD-ĐT Việt Nam”
Giáo dục

Ra mắt cuốn sách “Giáo sư - Bộ trưởng Trần Hồng Quân với sự nghiệp GD-ĐT Việt Nam”

Ngày 24.12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và gia đình cố GS.TS Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức lễ ra mắt, giới thiệu sách “Giáo sư - Bộ trưởng Trần Hồng Quân với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam”.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh giảm hơn 2.300 viên chức nhận lương từ ngân sách
Giáo dục

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh giảm hơn 2.300 viên chức nhận lương từ ngân sách

Đây là thông tin được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết tại Hội thảo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại Đảng bộ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.