Hàng nghìn thí sinh "đội mưa" tham dự kỳ thi vào lớp 10 của Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội

Sáng 5.6, hơn 5.000 thí sinh đã dự thi vào lớp 10 của Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội. Cơn mưa tầm tã kéo dài gây khó khăn không nhỏ cho các thí sinh, phụ huynh tham dự kỳ thi. 

z5508445754396_efcd55869fa7002842975b223d9096ad.jpg -0
Khoảng 6h ngày 5.6, một cơn mưa lớn bất ngờ đổ xuống địa bàn TP. Hà Nội sau nhiều ngày nắng nóng kéo dài.  Đường đến điểm thi ngập lụt do ảnh hưởng của cơn mưa.
z5508366758134_4569c5a7682e3fc5b49553a490b4a6c1.jpg -0
Đúng 6h30, thí sinh được phụ huynh chở đến điểm thi. Cơn mưa nặng hạt ít nhiều gây bất tiện cho thí sinh trong việc di chuyển
z5508366566701_7eb3b1d0a53747e4b4627cabf09f97a9.jpg -0
Phụ huynh che ô cho con vào phòng thi 
z5508366664482_9b4c2eb59e4d112640114275a2272c1f.jpg -0
z5508366913483_6635fdfabd6e841baea77236a9a3a9d5.jpg -0
Mặc dù được che chắn cẩn thận nhưng nhiều thí sinh vẫn thấm ướt
z5508249452991_770ffb8d8c2903ce4d38dfc8a6da6177.jpg -0
z5508367009990_a62fd2439d53a720bc41d90fe8332cbf (1).jpg -0
z5508367098096_0aecc597b3d447466ed2fb3edce712a0.jpg -0
Các thí sinh được sinh viên tình nguyện hỗ trợ hết mình trong cơn mưa lớn

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, chị Trần Thị Kim Nhung, phụ huynh em Nguyễn Trần Vân Anh (học sinh Trường THCS Nguyễn Trường Tộ) cho biết, đã đưa con đến điểm thi từ 6h. Được dự báo thời tiết ngày thi có mưa lớn, chị Nhung cùng 4 gia đình khác có con cùng tham gia thi đã bàn nhau thuê khách sạn tại đường Trần Quốc Hoàn (gần điểm thi Xuân Thủy). Do đó, đường đến điểm thi không gặp nhiều bất lợi; mà các em có thể về khách sạn nghỉ trưa trước khi làm bài thi chuyên vào buổi chiều.

Kỳ thi năm nay, con chị Nhung đăng ký vào lớp chuyên Anh với tỷ lệ chọi khốc liệt 21/1. Tuy vậy, chị không tạo áp lực cho con, mà chỉ xem đây là kỳ thi đánh giá năng lực. 

"Nếu phụ huynh nào nhìn xa trông rộng sẽ xem đây là kỳ thi bình thường để con thử sức. Ngược lại, phụ huynh nào quá kỳ vọng sẽ vô tình tạo áp lực, căng thẳng đến tinh thần con trẻ. Tôi nghĩ đấy là điều không nên", chị Nhung cho biết. 

Để chuẩn bị cho ngày thi, anh Trần Hà Nam (35 tuổi, Nam Định) cùng con gái ra Hà Nội từ ngày 4.6, ở nhà người quen. Anh Nam cho biết, mặc dù đã đỗ trường chuyên tại Nam Định nhưng con vẫn mong muốn thử sức với ngành sư phạm ở Hà Nội. Nên hai vợ chồng vẫn quyết định đăng ký cho con thi để trải nghiệm, cũng như biết được sức học đến đâu. 

"Vừa ra đến nơi, tôi đã cho con đi chơi, thăm thú Hà Nội để giải tỏa căng thẳng. Sáng nay, 5 giờ đã thức con dậy ăn sáng và chuẩn bị đi thi. Con thi lo 5 thì bố mẹ lo 10, nhưng tinh thần vẫn cố gắng thoải mái nhất để con không áp lực, ảnh hưởng đến kết quả thi", anh Nam nói. 

Hơn 11.000 thí sinh
z5508366308950_fd47cee62e9a5c2e969ee270f39b2d92.jpg -0
Dù trời mưa to nhưng nhiều phụ huynh vẫn ở lại đợi con 

Năm học 2024 - 2025, Trường THPT chuyên Đại học sư phạm Hà Nội tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS trên toàn quốc. Nhà trường đưa ra 420 chỉ tiêu tuyển sinh vào các lớp 10 chuyên: Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Địa lý. Tổng chỉ tiêu của Trường năm nay là 420, tăng so với kỳ tuyển sinh năm trước

Giáo dục

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo
Chính trị

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo

Cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành sự cần thiết xây dựng dự án luật, song đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một số nội dung, bảo đảm thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia
Giáo dục

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia trong việc phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là các ngành công nghệ then chốt như công nghệ thông tin và truyền thông, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học, hóa học, vật liệu tiên tiến và năng lượng xanh...

Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển
Giáo dục

Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển

Ngày 27.9, UBND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định kỷ luật cách chức Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đối với ông Nguyễn Viết Hiển. Đồng thời thực hiện các hình thức kỷ luật phù hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan tới vụ việc tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại tỉnh Thái Bình.

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025
Giáo dục

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025

Trường Quốc tế Mỹ trực tuyến Ivy Global School (IGS) vừa khai giảng năm học 2024-2025, đánh dấu bước phát triển mới với nhiều dấu ấn đặc biệt. Lễ khai giảng đã được tổ chức long trọng tại Eastin Grand Hotel Saigon, thu hút hơn 500 giáo viên, phụ huynh và học sinh tham gia trực tiếp và trực tuyến.

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?
Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?

Đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới; nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít... giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.