Hà Nội: Hơn 100.000 học sinh lớp 11 làm bài khảo sát chất lượng theo chương trình mới

Ngày 12.3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức bài thi khảo sát học sinh lớp 11 nhằm giúp các em chuẩn bị, làm quen với cấu trúc đề cho kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo chương trình mới vào năm 2025.

Năm học 2023 – 2024, toàn ngành GD-ĐT Hà Nội có 2.519 lớp 11 với tổng 101.580 học sinh. Các em học sinh được tham gia làm bài khảo sát chất lượng với hai môn Ngữ văn và Toán.

Buổi sáng, học sinh làm khảo sát môn Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian 120 phút. Buổi chiều, học sinh làm bài khảo sát môn Toán theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.

Công tác tổ chức khảo sát chia theo 16 cụm, trong đó cụm lớn nhất là Nam – Bắc Từ Liêm (29 trường, 285 lớp 11 với 9.606 học sinh); cụm nhỏ nhất là Cụm Đan Phượng – Phúc Thọ (9 trường, 95 lớp 11 với 4.148 học sinh).

Trình tự thời gian, các phần việc của cán bộ làm công tác phục vụ tại mỗi buổi khảo sát đều thực hiện theo quy định với các nội dung như: phân công cán bộ coi thi, nhận giấy thi, giấy nháp và túi tài liệu của phòng thi, đánh số báo danh, gọi thí sinh vào phòng,…

Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học Sở GD-ĐT Hà Nội Lê Hồng Vũ cho biết, Hà Nội đang triển khai năm thứ hai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với cấp THPT, tuy nhiên tiếp cận chương trình như thế nào, dạy học ra sao thì phải có khảo sát mới đánh giá chính xác được.

Kỳ khảo sát giúp định hướng cách dạy cho giáo viên, giúp học sinh tiếp cận, làm quen với định hướng, cấu trúc đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Sở GD-ĐT đã yêu cầu các nhà trường thực hiện công tác tổ chức coi thi, chấm thi nghiêm túc, đúng quy chế; đặc biệt, đề khảo sát được thực hiện đúng định dạng đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ GD-ĐT công bố. Từ kỳ khảo sát này, giáo viên, học sinh sẽ tiếp cận nhanh hơn để đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới. 

Học sinh lớp 11 học theo chương trình giáo dục THPT và học viên lớp 11 học theo chương trình giáo dục thường xuyên đều tham gia khảo sát với hai môn này. Nội dung kiểm tra nằm trong phạm vi chương trình giáo dục được học tính đến thời điểm được kiểm tra.

Tháng 4.2024, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát chất lượng đối với học sinh lớp 12. Mục đích của việc tổ chức khảo sát học sinh nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện, học tập của học sinh theo yêu cầu của chương trình, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, giúp học sinh điều chỉnh việc học tập, rèn luyện.

Giáo dục

Năm 2025, nhiều trường đại học sư phạm lớn bỏ xét tuyển học bạ
Giáo dục

Năm 2025, nhiều trường đại học sư phạm lớn bỏ xét tuyển học bạ

Trước đó, năm 2024, điểm chuẩn các ngành khối sư phạm theo phương thức xét điểm học bạ THPT khá cao. Tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, điểm chuẩn các ngành khối sư phạm theo phương thức này cao nhất lên đến 29.81 điểm; còn tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cao nhất lên tới 29.71 điểm.

Hà Nội: Vẫn còn nhiều phụ huynh, học sinh chưa chấp hành quy định khi tham gia giao thông
Giáo dục

Hà Nội: Vẫn còn nhiều phụ huynh, học sinh chưa chấp hành quy định khi tham gia giao thông

Cho tới nay Nghị định 168 Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã đi vào đời sống được hơn 1 tháng và hình thành được thói quen, nề nếp tham gia giao thông văn minh, an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hình ảnh phụ huynh bất chấp nguy hiểm của con cái, đèo kẹp ba, không đội mũ bảo hiểm; học sinh đầu trần đèo nhau trên xe máy trên 50cc.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm
Giáo dục

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7.2.2025 gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Thực hiện Nghị quyết 57: Cơ hội lớn cho ngành giáo dục phát triển đột phá
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cơ hội lớn cho ngành giáo dục phát triển đột phá

Quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành giáo dục đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong toàn ngành.

Giáo viên trường công có được mở, quản lý trung tâm dạy thêm hay không?
Giáo dục

Giáo viên trường công có được mở, quản lý trung tâm dạy thêm hay không?

Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 14.2, tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên đang hiểu lầm rằng sau nhiệm vụ giảng dạy tại trường học, họ có thể mở trung tâm để dạy thêm. Tuy nhiên theo Thông tư 29, điều này là vi phạm quy định.