GS.TS Chử Đức Trình: “Nhiều người nghỉ hưu từ tuổi 35 vì kiến thức đã già cỗi”

Hiện nay, nhiều người nghỉ hưu từ tuổi 35 vì đến thời điểm đó, kiến thức đã già cỗi, họ không thể cạnh tranh với những người trẻ ở tuổi 20. 35 tuổi phải nghỉ hưu, về làm những việc gia đình. Đó là hệ lụy rất lớn và đây chính là trách nhiệm của các trường đại học.

Đây là nhấn mạnh của GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Đảm bảo chất lượng các Trường đại học vừa tổ chức tại Hà Nội.

GS.TS Chử Đức Trình khẳng định, việc đảm bảo chất lượng là để người học tốt nghiệp có thể tham gia ngay vào thị trường lao động, nhưng cũng phải có đủ kiến thức và kỹ năng để sống tốt và làm việc tốt cho đến tuổi về hưu.

Nhiều người phải nghỉ hưu từ tuổi 35 vì không thể cạnh tranh với người trẻ ở tuổi 20 -0
GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ hội cuối vươn lên vị trí quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới trước khi vào giai đoạn dân số già

Theo GS.TS Chử Đức Trình, hiện nay, Việt Nam là một trong những địa chỉ hàng đầu thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2022, ngành điện tử đạt kim ngạch xuất khẩu 114,4 tỷ USD, ngành này chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam xếp hạng thứ 12 trên Thế giới và thứ 3 trong ASEAN về xuất khẩu điện tử. 

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2022 đạt 53,2 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay và vượt xa mốc kỷ lục 48,6 tỷ USD của năm 2021. Mới đây, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Hoa Kỳ và Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao lớn thứ 4 trên Thế giới sau Trung Quốc, Đài Loan và Đức. 

GS.TS Chử Đức Trình cho rằng, thế mạnh của Việt Nam ở chỗ, đất nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, có vị thế và ổn định chính trị tốt. Bên cạnh đó, Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao, có tay nghề cao, tận tâm, chăm chỉ và sáng tạo với hơn 70 trường đại học công nghệ và STEM trên toàn quốc, trong đó có một số trường có thứ hạng tốt trên thế giới. 

Đặc biệt, gần đây, Việt Nam có được sự đồng hành, ủng hộ của nhiều quốc qia, của nhiều doanh nghiệp lớn trên Thế giới, thể hiện qua các chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Singapore, Thủ tướng Hà Lan, gần đây là Tổng Bí thư Trung Quốc. 

Tuy nhiên, GS.TS Chử Đức Trình nhìn nhận, đóng góp chủ yếu vào Việt Nam vẫn đến từ các doanh nghiệp FDI. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp đủ lớn tầm vóc quốc tế. Chúng ta chưa thực sự tận dụng được cơ hội trong phát triển ngành công nghiệp trong thời gian qua. 

“Do đó, Việt Nam chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để phát triển các ngành công nghiệp trong nước và chúng ta cần vươn lên từ chính những sức mạnh nội lực, công nghệ và đặc biệt là con người Việt Nam thì chúng ta mới có thể làm chủ được một nền công nghiệp phát triển bền vững và là mắt xích quan trọng trên thế giới.  

Có lẽ, đây là cơ hội cuối cùng để Việt Nam thực sự vươn lên vị trí quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu trên thế giới trước khi dân số Việt Nam bước vào giai đoạn dân số già”, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ nhấn mạnh.

Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm

GS.TS Chử Đức Trình cho rằng, thế mạnh thực sự của Việt Nam là nguồn nhân lực. Việt Nam có hệ thống giáo dục phổ thông tốt, thành tích xóa mù chữ rất cao so với những nước có mức độ thu nhập tương đương. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm. Việc quan trọng nhất của các trường đại học và cả hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay là công tác đảm bảo chất lượng.

Theo GS.TS Chử Đức Trình, công tác đảm bảo chất lượng xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của các cơ sở giáo dục. Đảm bảo chất lượng phải xuất phát từ hoạt động bên trong, thể hiện trong mọi hoạt động từ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, quản trị đại học,… Đảm bảo chất lượng không những là sự sống còn của mỗi cơ sở giáo dục đại học, mà còn là sự sống còn của cả hệ thống giáo dục Việt Nam. 

Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ nhấn mạnh, đảm bảo chất lượng cuối cùng là phải đảm bảo chất lượng đầu ra về kiến thức, về kỹ năng, về kỷ luật, về đạo đức của người học tốt nghiệp. Đảm bảo chất lượng để người học tốt nghiệp có thể tham gia ngay vào thị trường lao động, nhưng cũng phải có đủ kiến thức và kỹ năng để sống tốt và làm việc tốt cho đến tuổi về hưu.

“Hiện nay, nhiều người phải nghỉ hưu từ tuổi 35 vì đến thời điểm đó, kiến thức đã già cỗi. Họ không thể cạnh tranh với những người trẻ ở tuổi 20. 35 tuổi phải nghỉ hưu, về làm những việc gia đình. Đó là hệ lụy rất lớn và đây chính là trách nhiệm của chúng ta, các trường đại học của Việt Nam”, ông nói.

GS.TS Chử Đức Trình cho rằng, chỉ có sự đồng hành của các trường đại học, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, chúng ta mới có thể xây dựng được một hệ thống giáo dục đại học tiên tiến tại Việt Nam và là cái gốc để xây dựng một tương lai tươi sáng cho lực lượng lao động Việt Nam.

“Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể vươn lên thành các trường đại học có đẳng cấp quốc tế, vươn lên thành các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo toàn cầu, chỉ có như thế Việt Nam mới vươn lên vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu”, ông khẳng định.

Giáo dục

Nghiên cứu sửa Luật Giáo dục đại học để nắm bắt cơ hội mới
Giáo dục

Nghiên cứu sửa Luật Giáo dục đại học để nắm bắt cơ hội mới

Luật Giáo dục đại học 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018, đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, trước thay đổi mạnh mẽ kinh tế - xã hội, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật đã bộc lộ bất cập, đòi hỏi cần sửa đổi để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên mới.

Đánh giá tổng thể, hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Giáo dục

Đánh giá tổng thể, hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sau 5 năm và trọn chu trình triển khai ở tất cả lớp học, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được đánh giá đã tạo chuyển biến tích cực đối với giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, đây cũng là lúc cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, cả ưu điểm và tồn tại, hạn chế, để phát triển, hoàn thiện chương trình, thực hiện tốt nhất mục tiêu đổi mới giáo dục.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở ngành mới phục vụ vận hành metro
Giáo dục

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở ngành mới phục vụ vận hành metro

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục mở mới một số chương trình đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Trong đó có ngành đào tạo nhân lực tham gia vận hành hệ thống metro, sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt cao tốc….

Điểm mới thi tốt nghiệp THPT 2025: Vận chuyển đề thi qua đường truyền mã hoá, đề Văn sẽ đậm tính thời sự
Giáo dục

Điểm mới thi tốt nghiệp THPT 2025: Vận chuyển đề thi qua đường truyền mã hoá, đề Văn sẽ đậm tính thời sự

GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, một điểm mới đáng chú ý của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là môn Ngữ văn có thể sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi xây dựng đề thi. Điều này giúp đánh giá khả năng đọc hiểu và cảm thụ văn bản của học sinh trong tình huống thực tế, tránh học tủ, học thuộc lòng máy móc.

Ra mắt cuốn sách “Giáo sư - Bộ trưởng Trần Hồng Quân với sự nghiệp GD-ĐT Việt Nam”
Giáo dục

Ra mắt cuốn sách “Giáo sư - Bộ trưởng Trần Hồng Quân với sự nghiệp GD-ĐT Việt Nam”

Ngày 24.12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và gia đình cố GS.TS Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức lễ ra mắt, giới thiệu sách “Giáo sư - Bộ trưởng Trần Hồng Quân với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam”.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh giảm hơn 2.300 viên chức nhận lương từ ngân sách
Giáo dục

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh giảm hơn 2.300 viên chức nhận lương từ ngân sách

Đây là thông tin được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết tại Hội thảo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại Đảng bộ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.