Gợi ý giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo "xu hướng và các thực hành đổi mới”

Muốn phân tích xu hướng giáo dục đại học đòi hỏi phải nhìn vào nguyên nhân gốc rễ của một số vấn đề hiện tại của nó.

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội vừa xuất bản và giới thiệu cuốn sách “Giáo dục đại học: Xu hướng và các thực hành đổi mới”. Cuốn sách góp phần gợi mở những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.

Cuốn sách do GS.TSKH Đặng Ứng Vận (Trường Đại học Hoà Bình) làm chủ biên.

Các tác giả khác gồm PGS.TS Nguyễn Thái An (Trường Đại học Dược Hà Nội), PGS.TS Phan Thị Thanh Hội (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), TS Nguyễn Đình Huy (Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh), TS Lê Thị Huyền Trang (Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) và ThS Giản Hoàng Anh (Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh).

Cuốn sách “Giáo dục đại học: Xu hướng và các thực hành đổi mới” là tập hợp có chọn lọc các bài viết, ý kiến phát biểu tại các hội nghị, hội thảo, bàn tròn tư vấn, trải nghiệm kiểm định chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học của tập thể tác giả trong thời gian qua.

Giới thiệu cuốn sách “Giáo dục đại học: Xu hướng và các thực hành đổi mới” -0
Giới thiệu cuốn sách “Giáo dục đại học: Xu hướng và các thực hành đổi mới” -0
Cuốn sách “Giáo dục đại học: Xu hướng và các thực hành đổi mới” do GS.TSKH Đặng Ứng Vận làm chủ biên (Ảnh: Quốc Việt)

Theo nhóm tác giả, trong những thập kỷ gần đây, ngành giáo dục đã trải qua những thay đổi sâu sắc do kết quả của quá trình toàn cầu hóa là một thực tế không thể đảo ngược, đồng thời với sự tác động của công nghệ và chuyển đổi xã hội.

Những thay đổi này càng trở nên gay gắt hơn khi đại dịch Covid-19 diễn ra, các trường học phải đóng cửa trong thời gian dài, hoạt động học tập và giảng dạy của sinh viên và giảng viên phải thực hiện thông qua đào tạo trực tuyến. Đại dịch đã thúc đẩy nhiều thay đổi trong giáo dục mà lẽ ra sẽ diễn ra chậm hơn nhiều nếu chúng xuất hiện một cách tự nhiên.

Nhìn bề ngoài, điều này dường như đã thúc đẩy một loạt đổi mới trong ngành giáo dục đại học và có thể tạo ra ảo tưởng rằng giáo dục đang trải qua một số cải cách rất cần thiết. Tuy nhiên, phân tích xu hướng giáo dục đại học đòi hỏi phải nhìn vào nguyên nhân gốc rễ của một số vấn đề hiện tại của nó.

Chúng ta cần xem xét những gì đang được dạy (chương trình giảng dạy), cách thức (phương pháp sư phạm), khi nào, ở đâu (công nghệ và thế giới thực) và chúng ta chăm sóc người học ra sao (tiếp cận và hòa nhập). Những cơ sở giáo dục sẵn sàng giải quyết các vấn đề cơ bản này dựa trên nền tảng quản trị đại học bền vững sẽ thành công trong việc thực sự chuyển đổi.

Trong số những thay đổi đa dạng và phong phú đó có thể gom lại thành năm xu hướng chính, gồm Chương trình giảng dạy chú trọng các năng lực cần thiết trong môi trường làm việc tương lai, Áp dụng các phương pháp giảng dạy dựa trên khoa học của việc học tập và chấp nhận phương pháp học tập chủ động, Mở rộng địa điểm và thời gian học tập cho người học, Hỗ trợ người học sẵn sàng cho lực lượng lao động và được chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, Đổi mới quản trị đại học.

Giáo dục đại học Việt Nam cũng không nằm ngoài các xu hướng đó, được thể hiện dưới những hình thái và các hoạt động hoặc giống hoặc khác trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cuốn sách “Giáo dục đại học: Xu hướng và các thực hành đổi mới” sẽ góp phần gợi mở những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.

Các bài viết trong cuốn sách được sắp xếp theo các chủ đề của giáo dục đại học toàn cầu bao gồm: i) các xu hướng trong giáo dục đại học, ii) đánh giá chuẩn đầu ra trong giáo dục đại học, iii) đổi mới việc dạy và học trong trường đại học, iv) mở cửa giáo dục đại học, v) hỗ trợ người học và vi) quản trị đại học.

Ngoài các chủ đề chính, phần phụ lục của cuốn sách có sưu tầm, biên dịch từ tiếng Anh các tài liệu liên quan đến giáo dục và đổi mới giáo dục đại học để bạn đọc tham khảo. Đặc biệt, cuốn sách cũng gợi ý một số biểu mẫu đánh giá môn học để áp dụng trong thực tế.

Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục ĐH công và và khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11

Quốc hội tiếp tục góp ý, thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Công bố 615 tân giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Phụ huynh, học sinh lo lắng về bỏ cộng điểm thi nghề là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.