Gìn giữ truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo” trong thời đại ngày nay

PGS.TS Lê Quý Đức nhấn mạnh, giáo dục như một sự trao truyền văn hóa, trao truyền phẩm chất con người, trao truyền những phẩm chất đẹp của một dân tộc từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Một dân tộc phải có trình độ văn hóa, văn minh nhất định.

Để gìn giữ và tiếp tục hun đúc, phát huy hơn nữa truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay, PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cần trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trao truyền cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.

Truyền thống tốt đẹp có ngay khi nền giáo dục chính thống ra đời

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, ngay từ khi đất nước ta có nền giáo dục chính thống thì truyền thống “tôn sư” (tức là tôn trọng thầy) - “trong đạo” (tức là trong đạo lý của Thánh hiền, hay suy rộng ra là đạo làm người) do nền giáo dục mang lại đã được xây dựng và tồn tại mãi trong lịch sử cho đến tận ngày nay.

Nền giáo dục chính thống của nước ta có thể tính từ khi bắt đầu nền giáo dục Nho giáo chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc (tức bắt đầu từ thế kỷ thứ 11); hoặc từ thời điểm những năm 1070 - 1075, khi nước ta xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ Khổng Tử và tổ chức Khoa thi Minh kinh bác học - mở đầu lịch sử khoa bảng.

Nói như vậy có nghĩa, chúng ta đã có một nền giáo dục với bề dày khoảng 1.000 năm, đã đào tạo ra rất nhiều bậc minh quân, những nhà trí thức có nhân cách, phục vụ cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước trong 1.000 năm qua, cũng là lực lượng nòng cốt trong công cuộc đấu tranh để giành và giữ gìn độc lập dân tộc.

“Nền giáo dục chính thống của chúng ta đã đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển của đất nước, của dân tộc”, PGS.TS Lê Quý Đức khẳng định.

Theo ông, trong mỗi thời đại, việc đánh giá về ý nghĩa, sự tốt đẹp của truyền thống “tôn sư trọng đạo” có thể khác nhau. Nhưng cần nhìn những giá trị tốt đẹp của truyền thống này xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, thay vì chỉ đánh giá dưới con mắt của riêng từng thời đại.

PGS.TS Lê Quý Đức nhấn mạnh, giáo dục như một sự trao truyền văn hóa, trao truyền phẩm chất con người, trao truyền những phẩm chất đẹp của một dân tộc từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Một dân tộc phải có trình độ văn hóa, văn minh nhất định.

Để trao truyền những phẩm chất, giá trị, thành tựu văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau; để xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước và để cho con người chung sống với nhau tốt đẹp, không thể có phương thức trao truyền văn hoá nào ưu trội hơn giáo dục. Giáo dục là phương thức ưu trội nhất, mang tính xã hội rộng rãi.

“Một dân tộc mà không có nền giáo dục thì bao nhiêu những vốn quý của dân tộc đó không được trao truyền đầy đủ và không được nhân lên. Không có giáo dục cũng không thể làm cho con người sống với nhau tốt đẹp. Vậy thì có thể nói, truyền thống “tôn sư trọng đạo” hay tôn vinh nền giáo dục của dân tộc ta là truyền thống tốt đẹp, từ xa xưa đến ngày nay lại càng tốt đẹp hơn.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, của trí tuệ nhân tạo, sự phát triển của giáo dục đóng góp lớn vào phát triển chung của các quốc gia, dân tộc. Nếu không có giáo dục, các quốc gia không phát triển thêm được nữa. Ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn, nhân sinh ấy vẫn tồn tại từ khi nền giáo dục chính thống ra đời và cho đến tận hôm nay”, PGS.TS Lê Quý Đức phân tích.

Gìn giữ truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới -0
Ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn, nhân sinh của truyền thống "tôn sư trọng đạo" vẫn tồn tại từ khi nền giáo dục chính thống ra đời cho đến tận hôm nay (Ảnh minh hoạ: Báo GD&TĐ) 

Giữ gìn truyền thống “tôn sư trọng đạo” thời nay thế nào?

Nói về việc cần làm thế nào để gìn giữ và tiếp tục hun đúc, phát huy hơn nữa truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay, PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, với những truyền thống tốt đẹp như “tôn sư trọng đạo”, quan trọng là phải trao truyền truyền thống ấy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trao truyền cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.

Theo đó, trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải dạy cho con cháu ý thức tôn trọng người dạy mình và tôn trọng “đạo” - tức là những giá trị khoa học, giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa được trao truyền chứ không chỉ là giá trị tri thức. Tri thức rất quan trọng, nhưng “đạo” mang nghĩa rộng hơn, gồm cả tri thức, đạo đức và trách nhiệm làm người của mỗi cá nhân trong xã hội. Thế hệ trước cần trao truyền cho thế hệ sau. Thế hệ trước tôn trọng người dạy mình thì thế hệ sau cũng tôn trọng và tiếp tục trao truyền đến sau này.

Với xã hội, PGS.TS Lê Quý Đức nhấn mạnh, cần tôn vinh nền giáo dục, tôn vinh người làm giáo dục chân chính - những nhà giáo, những nhà quản lý giáo dục. Sự tôn vinh ấy có thể theo nhiều phương tiện: tôn vinh về mặt vật chất, làm sao cho họ ít nhất có đời sống tốt; tôn vinh bằng việc đánh giá, tôn trọng nghề giáo.

Bên cạnh đó, bản thân người làm giáo dục cũng cần tự tôn vinh mình, với những phẩm chất tốt đẹp của mình, nêu gương trước với học trò, nêu gương trước xã hội. Mỗi nhà giáo trước hết phải là người thầy có đạo đức, có thái độ chính trị, phải có tinh thần yêu đất nước, yêu thương con người. Trong nhà trường, học trò phải tôn vinh thầy, thầy cũng phải tự gương mẫu và tự tôn trọng mình.

Mặt khác, PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, bên cạnh việc tôn vinh những người làm giáo dục chân chính, cũng cần phải phê phán, lên án, loại bỏ những cá nhân là “con sâu làm rầu nồi canh” ra khỏi nền giáo dục của chúng ta. Đó là những giáo viên đã làm điều không chính đáng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp hay trình độ học vấn không đủ để đảm bảo việc giáo dục cho học sinh. Chỉ có làm như vậy mới có thể làm trong sạch đội ngũ nhà giáo.

“Tất nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng nền giáo dục là sự phản ánh của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, tri thức của một dân tộc. Nền giáo dục không hoàn toàn tách rời đời sống xã hội. Nhưng rõ ràng, nó cần được ưu tiên làm trong sạch, ưu tiên tôn vinh để là một mẫu mực cho việc trao truyền những tri thức khoa học, tri thức văn hóa, tri thức đạo đức cho con người.

Nền giáo dục cần được ưu tiên tôn trọng, ưu tiên tôn vinh, ưu tiên đối xử một cách chính đáng để hoàn thành sứ mệnh cao quý của mình”, PGS.TS Lê Quý Đức nói.

Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.