Du học sinh quốc tế thích thú trải nghiệm ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam

Với nhiều du học sinh quốc tế, được trải nghiệm ngày Tết cổ truyền của Việt Nam là điều rất thú vị.

Ryosuke Yamamoto, 22 tuổi, đến từ thành phố Yokohama, Nhật Bản là sinh viên chuyên ngành Quản trị khoa học máy tính tại Đại học Keio (Nhật Bản). Nam sinh đến Việt Nam du học từ tháng 7.2023 theo chương trình trao đổi sinh viên 1 năm với Trường Đại học Ngoại thương.

Ryosuke tâm sự, lý do chọn tới Việt Nam du học là bởi yêu thích văn hóa Việt. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, thu hút rất nhiều công ty Nhật Bản muốn đầu tư và rất có tiềm năng phát triển startup (khởi nghiệp).

Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024 là lần đầu tiên Ryosuke Yamamoto được trải nghiệm không khí Tết cổ truyền của Việt Nam.

Du học sinh quốc tế thích thú trải nghiệm ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam -0
Ryosuke Yamamoto, 22 tuổi, du học sinh người Nhật đang học trao đổi tại Trường Đại học Ngoại thương (Ảnh: Nguyễn Liên)

Theo nam sinh, ở đất nước Nhật Bản không có lịch âm, người dân chỉ đón Tết dương lịch. Vào năm mới, Ryosuke thường cùng gia đình, bạn bè tụ tập, ăn bữa tối tấm cúng, thay vì có những hoạt động cộng đồng đa dạng và kéo dài nhiều ngày như ở Việt Nam. Người Nhật cũng có phong tục Otoshidama - là tiền lì xì người lớn dành cho trẻ nhỏ vào năm mới.

Bên cạnh đó, Ryosuke và gia đình thường ăn Osechi (mâm cỗ tết truyền thống của người Nhật Bản) trong ngày đầu năm mới. Trong mâm cỗ Osechi, thức ăn được đựng vào một tráp sơn rất đẹp có nhiều ngăn, mỗi món ăn đựng trong hộp sẽ có ý nghĩa cầu phúc, chúc mọi người gặp may mắn. Các món ăn và cách trình bày mâm cỗ tùy thuộc từng gia đình. Theo Ryosuke, phần trứng trong Osechi thể hiện mong muốn sinh được nhiều con cái, còn phần tôm xếp dài thể hiện mong ước sống thọ.

Đón Tết Nguyên đán tại Việt Nam, Ryosuke Yamamoto thấy rất thú vị khi kỳ nghỉ Tết của sinh viên kéo dài tới 3 tuần. Bên cạnh đó, trong ngày Tết, mọi người đều hướng về gia đình. Những ngày cận Tết, Ryosuke đã về thăm nhà một người bạn tại Nam Định và được thử gói bánh chưng Việt Nam. Ryosuke cho rằng, quá trình để làm ra chiếc bánh chưng truyền thống, từ các công đoạn chuẩn bị gói bánh tới luộc bánh đều rất thú vị.

Romy Chakkaith, 30 tuổi, sinh viên trao đổi tới từ Trường Đại học Khoa học Ứng dụng và Nghệ thuật Northwestern (FHNW) Thụy Sỹ đến Việt Nam tháng 1.2024, theo diện trao đổi một học kỳ với Trường Đại học Ngoại thương. Trước đây, Romy không biết nhiều về Việt Nam, nhưng đã được bạn bè giới thiệu rằng Việt Nam là đất nước rất an toàn, người dân thân thiện và rất tốt.

“Lúc mới đến, tôi cảm thấy choáng ngợp, lo lắng vì chưa quen với văn hóa. Nhưng đúng như lời bạn bè tôi nói, người dân Việt Nam thực sự rất tốt bụng và họ đã giúp đỡ tôi rất nhiều”, Romy Chakkaith nói.

Du học sinh quốc tế thích thú trải nghiệm ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam -0
Romy Chakkaith, 30 tuổi, du học sinh người Thụy Sỹ rất thích thú khi được trải nghiệm các hoạt động đón Tết Nguyên đán tại Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Liên)

Nữ sinh tâm sự, ngày đầu tới Việt Nam, cô trở về khu phòng trọ đã thuê trước đó nhưng không tìm được cây ATM nào dể rút tiền chi tiêu cho các khoản sinh hoạt. Lúc đó, một tài xế taxi chưa quen biết đã cho cô vay tiền và nói rằng có thể trả lại vào hôm sau. “Tôi cảm thấy rất biết ơn vì anh ấy đã giúp tôi “sống sót” qua ngày hôm đó”, Romy nhớ lại.

Theo Romy, ở Thụy Sĩ không có Tết âm lịch. Tết dương lịch là dịp Romy cùng bạn bè dành thời gian đi bar, đi tiệc hoặc tham quan những thành phố khác. Điều này rất khác so với Việt Nam - nơi đề cao việc dành thời gian cho gia đình trong ngày đầu năm mới.

“Tôi thấy đón Tết ở Việt Nam rất vui, có nhiều hoạt động thú vị mà mình chưa bao giờ thử. Tôi rất hào hứng để trải nghiệm các hoạt động. Đây cũng là lần đầu tiên tôi mặc áo dài và thấy rất thích. Áo dài rất dễ mặc, đi lại thoải mái và khiến tôi trông xinh đẹp hơn”, Romy Chakkaith chia sẻ.

Nữ sinh cũng cho biết sau khi kết thúc chương trình trao đổi tại Việt Nam, cô nhất định sẽ quay trở lại thăm đất nước xinh đẹp này để trải nghiệm thêm các giá trị văn hóa.

Tim Böhler, 21 tuổi, tới từ Trường Đại học Erlangen Nürnberg - Friedrich Alexander Universität (FAU), Đức cũng là du học sinh đang theo học tại Trường Đại học Ngoại thương theo chương trình trao đổi.

Nam sinh chọn tới Việt Nam vì thấy Việt Nam có lịch sử rất thú vị, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đẹp. Bên cạnh đó, Tim cũng muốn thử trải nghiệm một nền văn hóa mới tại châu Á.

Du học sinh quốc tế thích thú trải nghiệm ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam -0
Du học sinh Tim Böhler, người Đức (Ảnh: Nguyễn Liên)

Lần đầu tiên đón Tết âm lịch tại Việt Nam, Tim Böhler thấy rất ấn tượng khi khắp nơi đều trang trí màu đỏ. Bên cạnh đó, khác với ở Đức chỉ đón năm mới (dương lịch) trong 1 ngày và chỉ quây quần cùng người thân, bạn bè thì ở Việt Nam, Tết Nguyên đán kéo dài nhiều ngày và có rất nhiều hoạt động cộng đồng trên khắp đất nước.

“Ở Đức, trong ngày đầu năm mới, chúng tôi thường ăn Raclette - là một món ăn chia ra nhiều đĩa, trong mỗi đĩa sẽ có nhiều topping (nguyên liệu được thêm vào món ăn gốc) khác nhau, sau đó đổ phô mai lên. 80% gia đình Đức sẽ ăn món này.

Bên cạnh đó, chúng tôi thường xem bộ phim “Dinner for one” (tạm dịch: Bữa tối cho một người) - bộ phim trắng đen được phát sóng lần đầu năm 1963 và chỉ kéo dài 17 phút. Phim này sẽ phát sóng trên truyền hình ở Đức vào mỗi đêm giao thừa và chiếu nhiều lần trong ngày 1.1 đầu năm, được hàng triệu người đón xem. Tôi cũng thường cùng bạn bè đi Countdown chào năm mới, xem pháo hoa vào đêm giao thừa”, Tim Böhler kể.

Du học sinh quốc tế thích thú trải nghiệm ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam -0
Sinh viên quốc tế tại Trường Đại học Ngoại thương cùng tham gia gói bánh chưng đón Tết Nguyên đán (Ảnh: Nguyễn Liên)

Hiện nay, Trường Đại học Ngoại thương đang có hàng trăm sinh viên quốc tế đến theo học ở nhiều diện khác nhau.

Có những sinh viên sang du học theo diện hiệp định, tức sẽ học tập và lấy bằng tại Trường Đại học Ngoại thương; có sinh viên đến theo diện trao đổi, sẽ học một học kỳ hoặc một năm, sau đó chuyển tín chỉ về lại trường nước ngoài; một số bạn lại đến học theo diện trao đổi ngắn hạn trong vòng 2-3 tuần đến một tháng.

Sinh viên quốc tế tới từ rất nhiều quốc gia khác nhau như Pháp, Mỹ, Đức, Uruguay, Trung Quốc, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".