Dự báo điểm chuẩn đại học 2023: Tổ hợp khối A giảm từ 0,5 - 1,5 điểm, khối D1,B tăng nhẹ

Qua phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, dự báo điểm chuẩn đại học xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ tăng từ 0,5 – 1 điểm với khối A1, D,B, khối A0 giảm từ 0,5 - 1,5 điểm. 

Dự báo điểm chuẩn tăng - giảm theo từng khối ngành

GS.TS Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, số liệu kết quả phân tích của một số môn thi cụ thể năm nay có thể thấy, môn Toán, số bài thi đạt điểm 8 trở lên là 152.158/tổng 1.003.372, đạt 15,1%, so với năm 2022, tỷ lệ này là 21,8%, như vậy đề thi đã có sự phân hóa tốt hơn, số điểm giỏi môn toán giảm và tỷ lệ điểm giỏi chỉ bằng 69,2% so với năm ngoái.

Môn Vật lý, số bài thi đạt điểm 8 trở lên là 69747/327188, đạt 21,31%. Tỷ lệ này khá ổn định, so với của năm 2022 là 22,74%.

Môn Hóa học, số bài từ 8 điểm trở lên có giảm gần 20% so với năm ngoái. Năm nay, tỷ lệ này là 74.384/328.117, đạt 22,6%, trong khi năm ngoái là 27,8%.

Đáng chú ý là môn Sinh học, năm tỷ, tỷ lệ bài thi đạt từ 8 điểm trở lên là 34.314/324.625, đạt 10,57%, chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ điểm giỏi của các môn Hóa và Vật lý, nhưng vẫn cao gấp đôi so với năm 2022 - tỷ lệ này năm ngoái là 4,6%.

Môn Lịch sử tỷ lệ điểm giỏi khá ổn định, năm nay tỷ lệ này là 89.331/683.447, đạt 13%, so với năm 2022 là 18,1%.

Môn Địa lý, năm nay tỷ lệ điểm giỏi giảm mạnh, số bài đạt điểm 8 trở lên là 45.302/682.134, đạt 6,6%, trong khi năm ngoái, tỷ lệ này là 16,7%. Tức là tỷ lệ số bài thi đạt điểm giỏi chỉ bằng 39,5% so với tỷ lệ này của năm 2022.

Môn Giáo dục Công dân, mặc dù số bài đạt điểm 10 có tăng, nhưng số bài đạt điểm giỏi từ 8 trở lên là 344.951/565.453 đạt 61%, cơ bản ổn định như năm ngoái khi tỷ lệ này là 61,85%.

Môn tiếng Anh, năm nay số bài đạt điểm 8 trở lên là 131.722/876.102, đạt 15,03%, so với năm ngoái là 11,9% (và tỷ lệ tiếng Anh đạt điểm giỏi cao nhất vào năm 2021, là 18,3%).

Môn Ngữ văn, số bài thi đạt điểm 7 trở lên là 463.402/1.008.239 đạt 45,9%, trong khi tỷ lệ này năm 2022 là 42,28% và 41,7% vào năm 2021.

GS Nguyễn Đình Đức cho rằng, mặc dù ngày càng có nhiều trường sử dụng các bài thi đánh giá năng lực, các bài thi riêng để tuyển sinh, nhưng hiện nay tất cả các trường đại học vẫn sử dụng kết quả thi THPT như một phương thức quan trọng trong tuyển sinh vào đại học.

Với phổ điểm như trên, có thể thấy năm nay, đề thi cơ bản ổn định, một số  môn đã được điều chỉnh, sự phân hóa ngày càng được cải thiện tốt hơn.

Các tổ hợp có môn Toán, Hóa, Địa Lý dự kiến điểm trúng tuyển sẽ thấp hơn từ 0,5-1,5 điểm so với năm ngoái.

Các tổ hợp có tiếng Anh, Ngữ Văn, Giáo dục Công dân có thể sẽ nhích hơn chút, từ 0,5-1 điểm so với năm ngoái.

“Việc tăng, giảm còn phụ thuộc vào chỉ tiêu so với năm ngoái. Nếu chỉ tiêu cho các phương thức khác tăng lên đáng kể, chỉ tiêu dành cho xét tuyển theo THPT giảm đi đáng kể thì điểm chuẩn sẽ tăng. Nếu không tính yếu tố này, với kết quả thi THPT như năm nay, dự kiến với tất cả các ngành điểm trúng tuyển sẽ hạ trong biên độ từ 0,5-1,5 điểm so với năm ngoái” – GS Đức nhấn mạnh.

Những khoảnh khắc hạnh phúc sau mùa thi tốt nghiệpNhững khoảnh khắc hạnh phúc sau mùa thi tốt nghiệp
Thí sinh vui mừng khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 (Ảnh: Trần Hiệp)

Phổ điểm môn tiếng Anh phân biệt rõ "vùng miền"

Cùng quan điểm, thầy giáo Trần Mạnh Tùng, nguyên giảng viên dạy Toán trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội cho rằng, các môn trắc nghiệm có phổ điểm trơn tru, đỉnh phù hợp chứng tỏ đề thi được xây dựng tốt. Duy nhất có môn Văn thi tự luận, phổ điểm lồi lõm hơn song điểm trung bình là 6.86; số thí sinh dưới 5 chiếm 7,3% thì đề thi cũng đạt yêu cầu.

Nếu so sánh với năm trước thì các môn có phổ điểm thấp hơn so với 2022: Toán, Lý, Hóa. Các môn còn lại có phổ điểm cao hơn 2022: Tiếng Anh, Sinh, Văn, Sử, Địa, GDCD.

Tuy nhiên, thầy Tùng cho rằng, phổ điểm thi năm nay, môn tiếng Anh vẫn phổ điểm “2 bướu lạc đà”. Đây là minh chứng rõ nét cho sự khác biệt vùng miền. Với những nơi chưa có điều kiện, điểm Tiếng Anh thấp, đỉnh bên trái là 4 điểm. Với các thành phố lớn, vài năm gần đây, Tiếng Anh được đầu tư nhiều, điểm số cao rõ rệt, đỉnh bên phải là 9 điểm.

Môn GDCD, điểm cao nhất với điểm trung bình là 8.29 và hơn 14 000 điểm 10. Điều này cũng dễ hiểu do đặc thù đề thi gần gũi với cuộc sống của các em.

Đối với môn Sử, kết quả cao hơn rõ rệt với điểm trung bình là 6,03 điểm. Trước kia, môn Sử cùng với Tiếng Anh thường đứng cuối bảng với điểm trung bình tầm 4 điểm. Sự cải thiện điểm số là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ việc dạy và học đã được thay đổi tích cực và đề thi cũng phù hợp.

Đặc biệt, với phổ điểm môn Toán, theo thầy Tùng giảm hơn so với năm 2022. Số thí sinh đạt từ 8 điểm đã giảm mạnh, chỉ bằng 2/3 so với năm 2022.  Năm 2023, chỉ tiêu và Đại học lấy điểm tốt nghiệp THPT của các trường Đại học đã giảm đi (do chỉ tiêu theo các tiêu chí khác tăng lên).

Trên cơ sở phổ điểm thi tốt nghiệp và phương thức xét tuyển của các trường đại học năm nay, thầy Tùng dự đoán điểm chuẩn:

  • Khối A0 (Toán, Lý, Hóa): Điểm chuẩn giảm từ 0.2 – 0.5 điểm
  • Khối A1 (Toán, Lý, Anh): Điểm chuẩn tăng từ 0.2 – 0.5 điểm
  • Khối D1 (Toán, Văn, Anh): Điểm chuẩn tăng từ 0.5 – 1 điểm
  • Khối B (Toán, Hóa, Sinh): Điểm chuẩn tăng từ 0.5 – 1 điểm

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.