Đột quỵ vào mùa lạnh, hoàn toàn có thể phòng ngừa

- Thứ Hai, 24/12/2018, 16:43 - Chia sẻ
Chủ tịch Hội Đội quỵ Việt Nam, GS.TS Nguyễn Văn Thông cho biết, thời tiết thay đổi, lạnh đột ngột khiến cho các mạch máu co lại, lượng máu lên não giảm làm gia tăng đột quỵ. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân đột quỵ có thể tử vong hoặc để lại di chứng hết sức nặng nề. Thế nhưng, căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa từ việc thay đổi thói quen sống của mỗi người.

Nguyên nhân và triệu trứng

Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, nguyên nhân gây ra đột quỵ chủ yếu là do hậu quả của tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Một nghiên cứu cho thấy, có gần 70% người bệnh không biết mình bị tăng huyết áp cho đến khi đột ngột bị tai biến mạch não, liệt, hôn mê.

Thời tiết thay đổi lạnh sâu và đột ngột làm cho các mạch máu co lại, dẫn tới tăng huyết áp, gây xuất huyết não. Bên cạnh đó, khi trời lạnh, mọi người nhất là người đã có bệnh mạn tính thường ít vận động, dẫn tới tăng cân. Đây cũng là yếu tố làm huyết áp tăng và tăng nguy cơ bị đột quỵ.


Số ca đột quỵ tăng cao ở các bệnh viện vào mùa đông

Theo thống kê của Trung tâm đột quỵ não - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trung bình số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh các năm tăng từ 15% đến 30%. Đặc biệt, khi thời tiết lạnh sâu hay rét đậm, rét hại, các ca bệnh càng tăng cao bất thường. Không chỉ các ca mới, những người có tiểu sử bị đột quỵ, tai biến cũng có nguy cơ tái phát cao hơn.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”, bởi người bị tăng huyết áp có thể không thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo gì, từ đó dẫn tới tâm lý chủ quan. Khi không được điều trị thường xuyên và theo dõi hằng ngày, tình trạng tăng huyết áp có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy thận. Trong các ca bị xuất huyết não có nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp nhưng không uống thuốc đều đặn. Một số người uống thuốc một thời gian, thấy huyết áp trở lại bình thường thì tự ý ngưng thuốc, nghĩ mình đã khỏi bệnh, hoặc có suy nghĩ uống thêm thuốc làm huyết áp tụt... Đa số bệnh nhân đột quỵ khi chuyển tới bệnh viện đều trong tình trạng muộn màng, hậu quả là tử vong hoặc phải sống tàn phế suốt đời.

GS.TS Nguyễn Văn Thông cho biết, có 2 dạng  đột quỵ chảy máu não và đột quỵ thiếu mãu não. Đột quỵ thiếu mãu não xảy ra ban đêm với người trung niên,  còn cao tuổi về sáng, diễn ra từ từ, mức độ liệt tăng dần lên, ít nôn, ít rối loạn cơ trong. Ông khuyến cáo trường hợp này phải đưa ngay tới bệnh viện càng sớm càng tốt nếu không sẽ dẫn tới liệt nửa người hoặc cả người sau 3 đến 5 giờ. Còn đột quỵ chảy máu não là trong lúc hoạt động lao động, gắng sức, hội họp, hiện tượng xảy ra rầm rộ, người bệnh kích thích vật vã, đau đầu, buồn nôn, huyết áp tăng đột ngột.

Trên thực tế, nhiều người có quan niệm sai lầm giữa cảm mạo, cảm gió trúng phong với đột quỵ. Cảm mạo có thể xảy ra bất cứ người nào, xảy ra đột ngột khi thời tiết thay đổi. Có thể sinh ra  ớn lạnh xướng sống, vã mồ hôi. Sau khi xong thì không để lại di chứng. để bện nhân nằm yên tại chỗ, bù nước bù điện giải. Không nhất thiết đưa ngay đến viện mà tăng quá tải bệnh viện. Còn đột quỵ có thể gây ra nhưng hậu quả rất nặng nề cho người bệnh.

GS.TS Nguyễn Văn Thông cũng chỉ  ra rằng, nhiều người tưởng đột quỵ chỉ xảy ra ở những người trung niên trở lên, nhưng trên thực tế, đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và để lại một hậu quả nặng nề. Đối với người bệnh trẻ tuổi khi mắc đột quỵ, mức độ tử vong cao hơn rất nhiều so với độ tuổi cao. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ như cholesterol cao, tăng huyết áp, stress, đái tháo đường, những tác nhân của cuộc sống hiện đại đã góp phần làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Điều đáng sợ là triệu chứng đột quỵ ở những người ở độ tuổi 20 có thể hơi khác so với người lớn tuổi nên người nhà thường chủ quan không đưa đi cấp cứu sớm.

Những biểu hiện thường gặp ở người đột quỵ là méo miệng, tê bì, yếu liệt chân tay, nói khó… Do đó, khi thấy một người các dấu hiệu như trên cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Với những người đã từng bị đột quỵ được điều trị hồi phục, cần lưu ý đến khả năng tái phát. Để giảm thiểu nguy cơ tái phát đột quỵ, những bệnh nhân này cần uống thuốc đúng theo toa của bác sĩ và tái khám đều đặn.

Phòng ngừa và điều trị

Nói về điều trị đột quỵ, GS.TS Nguyễn Văn Thông  khuyến cáo, để kịp thời giúp người thân được cứu sống và có cơ hội phục hồi khi bị đột quỵ, chúng ta cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong 3 giờ đồng hồ (gọi là giờ vàng) kể từ khi xuất hiện các triệu chứng như bệnh nhân đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân, bỗng dưng không nói được, hoặc nói nhảm, mất thị lực (đặc biệt chỉ xuất hiện triệu chứng ở một bên mắt), đau đầu dữ dội, chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, không thể vận động theo ý muốn.

GS.TS Nguyễn Văn Thông  cho rằng đột quỵ hoàn toàn có thể phòng ngừa từ việc thay đổi thói quen hàng ngày. Nếu chúng ta là trung niên hoặc người cao tuổi không có yếu tố nguy cơ thì cần duy trì huyết áp ổn định 130/80mhg . Thêm vào đó, có một chế độ dinh dưỡng khoa học là rất quan trọng. Chế độ ăn bất hợp lý làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đái tháo đường. Trong chế độ sinh hoạt ăn uống người bệnh cần tăng rau xanh, hoa quả, hạn chế mỡ động vật ăn ít phủ tạng, không hút thuốc lá, rượu bia… Nếu là bệnh nhân là trung niên, người cao tuổi có nguy cơ thì bắt buộc phải đo huyết áp hàng ngày bởi những người thường xuyên bị tăng huyết áp rất dễ dẫn đến đột quỵ.

“Khi có tiền sử tăng huyết áp chúng ta phải đến thầy thuốc, phải uống theo giờ quy định, tất cả chỉ có khả dụng sinh học trong 4 tiếng, không được bỏ thuốc”, GS. Nguyễn Văn Thông nhấn mạnh.  Ông cũng nêu rõ, với những người trung niên có yếu tố nguy cơ phải khám định kỳ để tìm các yếu tố nguy cơ, kịp thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt tập luyện, phải đi khám bệnh định kỳ để dự đoán yếu tố nguy cơ đó có gì phát sinh.

GS.TS Nguyễn Văn Thông cũng khuyên những người có tiền sử đái tháo đường và huyết áp cao nên thay đổi tư thế dạy một cách đột ngột, bản thân tư thế đột ngột đã làm máu không lên não, nên dạy từ từ tập luyện động tác từ mặt lên trên để chân thích nghi. Ông cũng cho rằng việc đi tập thể dục quá sớm là một nguyên nhân dẫn đến đột quy, “chúng ta phải thay đổi thói quen này bởi khi đang ở trong phòng có nhiệt độ cao gặp không khí lạnh bất ngờ sẽ khiến các mạch co đột ngột, đã có rất nhiều người bị đột quỵ trong khi luyện tập” , GS.TS Nguyễn Văn Thông nhấn mạnh.

Tùng Dương