Đoàn Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tìm hiểu mô hình đổi mới giáo dục Trường ĐH Ngoại thương

Ngày 17.5, đoàn đại biểu Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) đã đến thăm và tìm hiểu về mô hình “Đổi mới quốc tế hóa trong giáo dục đại học” tại Trường Đại học Ngoại thương.

Chương trình có sự góp mặt của khoảng 100 nhà lãnh đạo trẻ là giáo viên, giảng viên, quản trị viên, nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia khác trong độ tuổi từ 22-35 đến từ 10 quốc gia ASEAN và Timor Leste. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ Hội thảo khu vực Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) 2023 về Đổi mới sáng tạo trong quốc tế hóa giáo dục đại học.

Đoàn Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tìm hiểu mô hình đổi mới giáo dục Trường ĐH Ngoại thương -0
PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương phát biểu tại chương trình

Phát biểu tại chương trình, PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhấn mạnh điểm chung của YSEALI và Trường Đại học Ngoại thương là cùng hoạt động với mục đích phát triển kỹ năng và các năng lực cho giới trẻ, tương lai của đất nước, cũng chính là tương lai của khu vực và thế giới.

YSEALI và Nhà trường cùng coi trọng nghiên cứu và sáng tạo đối với phát triển. Xác định quốc tế hóa giáo dục là một trong những trụ cột trong quá trình phát triển, Nhà trường đã, đang và sẽ tiến hành nhiều hoạt động quốc tế hóa giáo dục để giúp cán bộ giảng viên và sinh viên được tiếp cận và hòa mình trong môi trường quốc tế.

Trong phần thảo luận bàn tròn giới thiệu về các chương trình đào tạo tại Trường ĐH Ngoại thương, PGS, TS Lê Thái Phong, Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh phân tích tính quốc tế hoá giáo dục của các chương trình đào tạo tiên tiến được thể hiện qua chương trình đào tạo được chuyển giao từ các trường đại học đối tác hàng đầu, cơ hội được tham gia trao đổi và học tập lấy bằng từ các đại học hàng đầu thế giới,... việc trao đổi chương trình dạy và học tập ở Chương trình tiên tiến cũng giúp tạo nên một cộng đồng học thuật, giúp đỡ và chia sẻ, giúp tạo nên một trải nghiệm học tập tốt hơn cho sinh viên Nhà trường.

Đoàn Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tìm hiểu mô hình đổi mới giáo dục Trường ĐH Ngoại thương -0
Phần thảo luận bàn tròn đã diễn ra đầy sôi nổi giữa các diễn giả là các giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, đối tác doanh nghiệp của Trường Đại học Ngoại thương cùng các Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI)

Chia sẻ tại chương trình, TS Nguyễn Thu Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo trường ĐH Ngoại thương cho biết: “Thực hiện chiến lược phát triển của Nhà trường giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040 với mục tiêu chung - Trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực, dẫn đầu cả nước về đào tạo kinh tế, kinh doanh và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, cung cấp các sản phẩm xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, có vị thế cao trong khu vực Châu Á.

Trường ĐH Ngoại thương đã triển khai sâu và rộng các hoạt động nhằm xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong mỗi người Ngoại thương”.

Những nỗ lực, cố gắng của thầy và trò Nhà trường đã được đền đáp với các thành tích ấn tượng như Danh hiệu “Trường ĐH xuất sắc tiêu biểu - Hạt nhân thay đổi tạo tác động lớn nhất” (The Most Impactful Change Agent Award) trong 2 năm liên tiếp là 2021 và 2022 tại cuộc thi “Sáng tạo Kinh doanh Xã hội” (SBC) do Trường Đại học HEC Montréal Canada (HEC) và Giáo sư Muhammad Yunus đoạt giải Nobel Hòa bình 2006 khởi xướng, tổ chức và bảo trợ chuyên môn, nhằm hướng đến thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hiệp Quốc; các ý tưởng khởi nghiệp được xây dựng, đồng sáng lập bởi sinh viên Nhà trường đã đạt nhiều giải thưởng tại các sân chơi khởi nghiệp uy tín cũng như được rót vốn bởi các quỹ đầu tư,... ​​

Đoàn Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tìm hiểu mô hình đổi mới giáo dục Trường ĐH Ngoại thương -0
Các nhà lãnh đạo trẻ trao đổi với các diễn giả 

Đề cập đến khái niệm “Neighbourhood effect”, sinh viên Trần Đặng Kim Nguyên - sinh viên năm 2 Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ về hành trình phát triển bản thân trong 2 năm học tại Trường Đại học Ngoại thương của Á Vương 1 Ngoại thương.

Em tin rằng khái niệm này áp dụng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cá nhân. Khi chúng ta được ở cạnh những người có cùng quan điểm, cùng mục tiêu, cùng sở trường, chúng ta sẽ có cơ hội để đóng góp cho một kho kiến thức chung. Và từ những kiến thức đấy sẽ sinh ra những phát kiến mới. Diễn đàn YSEALI là nơi những thủ lĩnh trẻ về giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm và tạo ra giải pháp đổi mới”.

​​Kim Nguyên cho biết: “Trong 3 năm vừa qua, em đã xây dựng rất nhiều cộng đồng online ở trong nước và trên thế giới với hàng trăm ngàn thành viên về nhiều lĩnh vực trải dài từ Làm việc năng suất, Phát triển bản thân, đến Blockchain, Crypto, đến A.I và gần đây nhất là một cộng đồng về Crossborder Ecommerce (thương mại điện tử xuyên biên giới)”.

Từ năm 2021, Kim Nguyên vinh dự trở thành 1 trong 3 Đại sứ Quốc tế của Notion và được chia sẻ về hành trình xây dựng cộng đồng hơn 100,000 thành viên trong 6 tháng với trụ sở Notion tại San Francisco.

Trường Đại học Ngoại thương đã chính là cái nôi cung cấp môi trường năng động cho sinh viên học hỏi từ những người giỏi nhất và mở rộng mạng lưới quốc tế.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, các Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á đã đặt nhiều câu hỏi thú vị cùng như xin lời khuyên từ các diễn giả của Trường Đại học Ngoại thương như: Làm sao để các cá nhân/các trường đại học hay tổ chức có thể tiếp cận giáo dục toàn cầu nếu như thiếu nguồn kinh phí và hỗ trợ, Chiến lược của Nhà trường khi tiếp cận với “khởi nghiệp” trong giảng dạy, tạo động lực học tập cho sinh viên,..

Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) là chương trình của chính phủ Hoa Kỳ nhằm tăng cường phát triển năng lực lãnh đạo và kết nối trong khu vực Đông Nam Á. Chương trình được khởi xướng và công bố năm 2013 bao gồm trao đổi giáo dục và văn hóa Mỹ, giao lưu ở cấp độ khu vực và các quỹ tài trợ.

YSEALI hướng tới xây dựng năng lực lãnh đạo của thanh niên trong khu vực, tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đông Nam Á và bồi dưỡng một cộng đồng ASEAN. YSEALI tập trung vào các chủ đề quan trọng mà thanh niên trong khu vực quan tâm như: tinh thần tích cực của công dân, môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, khởi nghiệp và phát triển kinh tế.

Giáo dục

Trẻ em học tại một học viện hagwon tư nhân ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 10.8. 2016. Yelim Lee/AFP/Getty Images
Giáo dục

Kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo ở Hàn Quốc: Cuộc đua không hồi kết

Sáng sớm cuối tuần, hàng dài phụ huynh xếp hàng cùng những đứa trẻ mà có em còn chưa học xong mẫu giáo. Không phải để tiêm ngừa hay vui chơi cuối tuần, mà là để tham gia một kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo. Được gọi là 'kỳ thi 4 tuổi' và 'kỳ thi 7 tuổi' theo cách nói địa phương, đây là biểu hiện mới nhất của cơn sốt giáo dục từ sớm của Hàn Quốc.

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm
Giáo dục

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm

Ngày 29.4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố về việc xử lý thông tin báo chí liên quan tới việc dạy thêm, học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2, phường Láng Thượng. 

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ
Giáo dục

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ

Chiến thắng 30.4.1975 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. 50 năm sau ngày non sông nối liền một dải, kế thừa kỷ nguyên độc lập, những công dân trẻ sống trong hoà bình trở thành nòng cốt của Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.