Định hướng chính sách về sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế

Bộ Y tế vừa tổ chức Hội thảo Định hướng chính sách về sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế.

Tại hội thảo, PGS. TS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngày 14.11.2008, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH121 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1.7.2009. Luật Bảo hiểm y tế ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác bảo hiểm y tế, đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Sau đó, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, ngày 13.6.2014, Quốc hội ban hành Luật số 46/2014/QH132 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015.

Thực tiễn quá trình thực hiện Luật Bảo hiểm y tế vẫn còn một số tồn tại, bất cập trong quy định và trong tổ chức thực hiện. Các văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác, gây ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước cũng như tổ chức thực thi pháp luật. Các vấn đề vướng mắc tập trung vào việc mở rộng bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế, mức hưởng; tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (Hợp đồng, đăng ký khám chữa bệnh, chuyển tuyến, thủ tục khám chữa bệnh, giám định); phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế và tổ chức, quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.

Vì vậy, việc sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế là cần thiết để khắc phục những khó khăn, vướng mắc nhằm bảo vệ tài chính cho người dân khi đau ốm, đồng thời là công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân theo định hướng công bằng và hiệu quả. Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết thêm, hội thảo nhằm thảo luận những nội dung liên quan đến định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, cụ thể như nhận diện về những tồn tại và bất cập của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành; xác định vấn đề chính cần kiến nghị trong việc sửa đổi Luật; xác định cách thức tiếp cận sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế dựa trên bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế cũng như ý kiến chuyên gia.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số báo cáo liên quan đến thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế như báo cáo phân tích chính sách và kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm y tế; báo cáo kết quả và thách thức về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, chi phí khám chữa bệnh và thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; thực hiện nguyên lý y học gia đình và chuyển tuyến khám chữa bệnh, những kiến nghị về chính sách bảo hiểm y tế.

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.