ĐH Quốc gia Hà Nội đã chuẩn bị đủ điều kiện đón sinh viên năm nhất tại Hoà Lạc

Theo PGS Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội,  chương trình giáo dục toàn diện cho sinh viên năm thứ nhất học tập tại Hoà Lạc sẽ giúp các em phát triển 4 kỹ năng, gồm kỹ năng công dân toàn cầu, chuyển đổi số, thích ứng với sự thay đổi và đổi mới sáng tạo.

Tháng 5 năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội đã chính thức chuyển trụ sở làm việc tới Hòa Lạc, đánh dấu sự chuyển mình của hệ thống hướng tới một không gian phát triển mới cả về cơ sở vật chất, đời sống học thuật và quản trị đại học. Tới nay, Khu đô thị ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc bước đầu được định hình và không ngừng hoàn thiện.

ĐH Quốc gia Hà Nội vừa phê duyệt đề án “Chương trình giáo dục toàn diện cho sinh viên chính quy năm thứ nhất học tập tại Hòa Lạc” nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nhanh chóng thích ứng với môi trường học tập tại đây, cũng như đem đến rất nhiều cơ hội cho các em.

Để tìm hiểu rõ hơn về Đề án này, cũng như những thông tin liên quan tới chương trình học tập, điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở Hòa Lạc của ĐH Quốc gia Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội.

Nhiều cơ hội từ chương trình giáo dục toàn diện cho sinh viên tại Hòa Lạc của ĐH Quốc gia Hà Nội -0
PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Trần Hiệp)

Đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện để sinh viên năm nhất tại Hoà Lạc phát triển toàn diện

- Thưa PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải, vì sao ĐH Quốc gia Hà Nội lại xây dựng và đưa vào triển khai chương trình giáo dục toàn diện cho sinh viên chính quy năm thứ nhất học tập tại Hòa Lạc?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải: Gần đây, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đã ban hành chương trình giáo dục toàn diện cho sinh viên năm thứ nhất của ĐH Quốc gia Hà Nội lên học tập tại Hoà Lạc. Chúng ta có thể thấy rằng, mong muốn đào tạo sinh viên toàn diện không chỉ có ở ĐH Quốc gia Hà Nội mà ở tất cả cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.

Tuy nhiên, tại sao ĐH Quốc gia Hà Nội lại mới ban hành chương trình này? Là bởi cần phải có đủ điều kiện về đội ngũ, về nội dung đào tạo và điều kiện về cơ sở vật chất mới có thể đáp ứng được mong muốn thực hiện chương trình giáo dục toàn diện.

Tới thời điểm này, chúng tôi tự tin nói rằng đã chuẩn bị đầy đủ những điều kiện để sinh viên năm nhất lên học tập tại Hoà Lạc có thể phát triển toàn diện được. Chính vì vậy, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đã ban hành chương trình.

- Chương trình giáo dục toàn diện cho sinh viên chính quy năm thứ nhất học tập tại Hòa Lạc sẽ được ĐH Quốc gia Hà Nội triển khai như thế nào? Điều này mang đến những cơ hội gì cho sinh viên, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải: Chương trình giáo dục toàn diện cho sinh viên năm thứ nhất học tập tại Hoà Lạc của ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ giúp phát triển 4 kỹ năng.

Thứ nhất là kỹ năng “công dân toàn cầu”, trong đó, ngoài ngoại ngữ, quốc tế hoá, chúng tôi còn trang bị cho các em kiến thức về văn hoá, xã hội để mang lại những đặc thù riêng cho sinh viên Việt Nam, sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội.

Nhóm kiến thức thứ hai liên quan tới chuyển đổi số. Hiện nay, kiến thức này là yêu cầu tối quan trọng để sinh viên có thể đáp ứng những nhu cầu trong và ngoài nước.

Nhóm kiến thức thứ ba liên quan tới thích ứng với sự thay đổi. Hơn bao giờ hết, thế giới đang thay đổi rất nhanh. Do đó, việc trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng này sẽ giúp các em có thể thích ứng được những biến đổi trong tương lai.

Nhóm kiến thức thứ tư liên quan tới đổi mới sáng tạo để thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mà hiện diễn ra rất nhanh và gấp gáp. Chắc chắn cuộc cách mạng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Năm học 2023 - 2024, ĐH Quốc gia Hà Nội đã bổ sung thêm 35.000 m2 diện tích mặt sàn để làm giảng đường và ký túc xá cho sinh viên. Bên cạnh đó, bổ sung 3 khu ký túc xá mới, nâng tổng số ký túc xá có thể đáp ứng lên gấp đôi so với năm trước. Như vậy, điều kiện cơ sở vật chất về giảng đường và chỗ ở cho sinh viên đã đáp ứng được phần tương đối nhiều với nhu cầu.

ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đã xây dựng rất nhiều khu giáo dục thể chất, thể thao cho các em sinh viên như khu tennis, sân tập golf, sân đá bóng,... đưa vào môn Giáo dục thể chất, thể thao.

Nhiều cơ hội từ chương trình giáo dục toàn diện cho sinh viên tại Hòa Lạc của ĐH Quốc gia Hà Nội -0
PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải trong chương trình Talkshow của Báo Đại biểu Nhân dân (Ảnh: Trần Hiệp)

Bên cạnh đó, toàn bộ sinh viên năm nhất của ĐH Quốc gia Hà Nội học tập tại Hòa Lạc sẽ được tham gia ít nhất một hoạt động trải nghiệm thực tế. Chúng tôi cho rằng, không có gì tốt hơn bằng cách trải nghiệm thực tế. Tất cả những kiến thức được học trên lớp mà không đưa được ra thực hành, thực tế thì chỉ nằm ở lý thuyết.

Thông qua các hoạt động từ hoạt động Giáo dục quốc phòng an ninh tới Giáo dục thể chất thể thao, tới hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và kỹ năng mềm, sinh viên sẽ được “nhúng mình” trong những hoạt động thực tế tại Hoà Lạc và các khu vùng lân cận. Xung quanh ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc có rất nhiều khu hoạt động thể thao, văn hoá, nghệ thuật, văn hoá dân tộc... Những hoạt động trải nghiệm này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về từng lĩnh vực.

Như vậy, có rất nhiều yếu tố từ chương trình đào tạo, tới giảng viên và cơ sở vật chất để đáp ứng cho sinh viên học tập toàn diện tại Hoà Lạc.

Giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng hoà nhập vào môi trường mới

- Được biết, trong năm học 2023 - 2024, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến đón thêm 6.000 học sinh, sinh viên lên học tập tại cơ sở Hòa Lạc và đến năm 2025 sẽ đón 25.000 người đến đây học tập, nghiên cứu. Một trong những câu hỏi được thí sinh và phụ huynh rất quan tâm là điều kiện cơ sở vật chất, sinh hoạt, đi lại,… tại cơ sở Hoà Lạc ra sao, ông có thể chia sẻ?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải: Năm học 2023-2024, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến đưa gần 6.000 sinh viên của các đơn vị khác nhau lên học tập tại Hoà Lạc, trong đó có sinh viên năm nhất Trường ĐH Y Dược, sinh viên năm nhất Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Việt Nhật, Trường ĐH Luật, khối sư phạm Trường ĐH Giáo dục, Trường Quốc tế, Khoa các Khoa học Liên ngành và toàn bộ khối lớp 10 Trường THPT Khoa học Giáo dục (HES).

ĐH Quốc gia Hà Nội đã chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất để 6.000 sinh viên này có thể học tập tại Hoà Lạc. Năm học 2022-2023, một tổ hợp giảng đường quy mô 70.000m2 được chính thức đưa vào sử dụng, 2 khu nhà làm việc; 1 tòa nhà Trung tâm Thư viện và Tri thức số được xây mới; 3 ký túc xá sinh viên ngày càng hoàn thiện.

Với mong muốn để sinh viên học tập, phát triển năng lực toàn diện, ĐH Quốc gia Hà Nội đã phối hợp, kết hợp các chương trình đào tạo với nhau, ví dụ nhóm Quốc phòng an ninh hoặc Giáo dục thể chất, thể thao. ĐH Quốc gia Hà Nội cũng có những chương trình riêng cho Đoàn thanh niên, Hội sinh viên để các em tham gia những hoạt động trải nghiệm, sử dụng các thế mạnh của ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc.

Đặc biệt, chúng tôi có những chương trình đào tạo kỹ năng mềm riêng dành cho sinh viên học tập tại Hoà Lạc. Như vậy, từ chương trình đào tạo tới cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên đều đã sẵn sàng để đón 6.000 sinh viên lên học tập tại Hoà Lạc.

ĐH Quốc gia Hà Nội mong muốn tới năm 2025, khi các điều kiện cơ sở vật chất được thực hiện theo đúng kế hoạch, có thể tiếp đón khoảng 25.000 sinh viên học tập tại Hoà Lạc.

- Việc chuyển tới môi trường mới, để hoà nhập được cũng là điều không hề dễ dàng với nhiều sinh viên. Vậy ĐH Quốc gia Hà Nội đã đưa ra những giải pháp nào để giúp các em nhanh chóng hoà nhập vào môi trường mới, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải: Chúng tôi có rất nhiều giải pháp khác nhau. ĐH Quốc gia Hà Nội hiện có 13 đơn vị đào tạo, gồm 9 đơn vị thành viên và 4 đơn vị trực thuộc. Chúng tôi có những chương trình huấn luyện hội nhập cho sinh viên, khi các em mới vào trường sẽ tham gia chương trình tuần lễ hội nhập đầu năm học.

Trong khuôn khổ tuần lễ đó, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ cung cấp những thông tin thiết thực về nội dung, kiến thức, kế hoạch học tập cho sinh viên học tập trong năm học đầu tiên. Qua tuần lễ hội nhập cùng với những chương trình đào tạo sinh viên phát triển toàn diện, các em hoàn toàn có thể tin tưởng để thích ứng, sinh sống tại một đại học hoàn toàn cách xa với những khu dân cư.

Thực tế ban đầu, có nhiều sinh viên, phụ huynh cũng như một số thầy cô giáo cho rằng sẽ có khó khăn nhất định. Nhưng qua một năm chúng tôi triển khai, có thể thấy hầu hết sinh viên đều cảm thấy thích thú và hài lòng khi được học tập trong môi trường nhiều cây xanh, yên tĩnh và không bị ảnh hưởng bởi sự ồn ào xung quanh.

Có thể nói, chủ trương đưa sinh viên lên học tập tại Hòa Lạc đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ lớn từ phụ huynh tới sinh viên. 

Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài là sứ mệnh cốt lõi

- Triết lý trong đào tạo nhân tài của ĐH Quốc gia Hà Nội là đào tạo tinh hoa. Để có thể hoàn thành được sứ mệnh này, ĐH Quốc gia Hà Nội đã triển khai những giải pháp nào?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải: Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài là sứ mệnh cốt lõi của ĐH Quốc gia Hà Nội. Để thực hiện được sứ mệnh này, ĐH Quốc gia Hà Nội đã triển khai rất nhiều nội dung.

Nhiều cơ hội từ chương trình giáo dục toàn diện cho sinh viên tại Hòa Lạc của ĐH Quốc gia Hà Nội -0
"Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài là sứ mệnh cốt lõi của ĐH Quốc gia Hà Nội", PGS Hải khẳng định (Ảnh: Trần Hiệp)

Trong đó, có xây dựng các chương trình đào tạo theo hướng cá thể hoá để những sinh viên có năng lực tốt hơn sẽ học được nhanh hơn và nhiều hơn. Những sinh viên còn lại vẫn tiếp tục học tập theo hệ chuẩn, hệ truyền thống của trường, đảm bảo thích ứng với năng lực của từng sinh viên. Chúng tôi đã có những chương trình đào tạo tài năng, đào tạo quốc tế, đây cũng là hình thức cá thể hoá.

Bên cạnh chương trình đào tạo theo hướng cá thể hoá, ĐH Quốc gia Hà Nội đã thực hiện bồi dưỡng, tìm kiếm sinh viên tài năng từ khi còn là học sinh. Chính vì vậy ĐH Quốc gia Hà Nội có hệ thống các trường THPT, đặc biệt là trường THPT chuyên có truyền thống từ lâu đời, đào tạo ra rất nhiều nhân tài cho đất nước.

Sinh viên khi theo học tại ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ được tiếp cận với các chuyên gia hàng đầu của đất nước. Thông qua các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của các thầy cô, các em có thể tiếp cận được những vấn đề lớn, vấn đề nóng hổi của đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

Cuối cùng, môi trường giáo dục của ĐH Quốc gia Hà Nội là môi trường nuôi dưỡng những khát vọng của các em sinh viên để trở thành những nhà khoa học, nhà chính trị hay doanh nhân hàng đầu đất nước. Điều này tạo nên truyền thống của ĐH Quốc gia Hà Nội tới ngày hôm nay.

 - Được biết, ĐH Quốc gia Hà Nội đã phê duyệt Đề án “Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐH Quốc gia Hà Nội”, theo đó mọi học sinh, sinh viên, các bạn trẻ đam mê nghiên cứu khoa học và sáng tạo, có mong muốn trở thành nhà khoa học và đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực sẽ được tham gia chương trình của ĐH Quốc gia Hà Nội. Ông có thể chia sẻ cụ thể về tiêu chí cũng như những lợi ích cho sinh viên khi tham gia chương trình này?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải:Đề án ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐH Quốc gia Hà Nội hướng tới ươm tạo được các nhà khoa học trẻ có trình độ tiến sĩ, sau tiến sĩ cho ĐH Quốc gia Hà Nội và đất nước.

Cụ thể, Đề án phát hiện và thu hút các mầm ươm khoa học từ 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là từ các em học sinh, đặc biệt là học sinh trong hệ thống các trường chuyên, năng khiếu để đưa vào chương trình ươm tạo nhà khoa học từ trình độ đại học, định hướng trở thành các nhà nghiên cứu trình độ sau đại học. Nhóm này bao gồm những học sinh lớp 12 có học lực giỏi, xuất sắc có nguyện vọng và được tuyển chọn tham gia chương trình ươm tạo từ trình độ đại học.

Nhóm thứ hai bao gồm sinh viên và học viên giỏi, xuất sắc, thạc sĩ, giảng viên trẻ chưa là tiến sĩ có nguyện vọng và được tuyển chọn tham gia chương trình ươm tạo trở thành nhà khoa học có trình độ tiến sĩ.

Nhóm thứ ba là giảng viên và nhà khoa học trẻ đã đạt trình độ tiến sĩ có nguyện vọng tham gia chương trình ươm tạo nhà khoa học trẻ trình độ sau tiến sĩ, và/hoặc được tuyển dụng vào làm việc tại ĐH Quốc gia Hà Nội.

Đề án tập trung xây dựng được các chương trình ươm tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ, kết nối giúp người học được trang bị, hỗ trợ, chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, điều kiện cần thiết để tham gia được vào các chương trình đào tạo tiến sĩ, sau tiến sĩ của ĐH Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo uy tín ở trong nước, quốc tế.

Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐH Quốc gia Hà Nội vừa là mục tiêu, vừa là động lực để tăng cường các nguồn lực chất lượng cao, phát triển đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên, cộng tác viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học đang giảng dạy, nghiên cứu, học tập tại ĐH Quốc gia Hà Nội và các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế, hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mọi học sinh, sinh viên có mong muốn trở thành nhà khoa học và đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực sẽ được tham gia chương trình của ĐH Quốc gia Hà Nội. Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐH Quốc gia Hà Nội được triển khai đồng bộ từ việc hướng nghiệp và thu hút học sinh giỏi từ các trường THPT, đào tạo đại học, sau đại học, sau tiến sĩ tại ĐH Quốc gia Hà Nội và các đối tác quốc tế, tuyển dụng, bố trí sử dụng và phát triển.

- Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải đã chia sẻ!

Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".