Đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ 2 môn bắt buộc

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả lấy ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Trong đó, bên cạnh Lựa chọn 4+2 hoặc 3+2, nhiều địa phương, chuyên gia đề xuất thêm Lựa chọn 2+2 và cho rằng phương án này sẽ giảm thực sự áp lực thi cử cho học sinh.

Nhiều ý kiến phân tán về môn thi bắt buộc

Theo đó, Bộ GD-ĐT cho biết Dự thảo Phương án thi cơ bản nhận được sự đồng thuận cao về nội dung, mục đích kỳ thi, hình thức môn thi, sự phân cấp, trách nhiệm của địa phương và trung ương, lộ trình triển khai, số lượng môn thi tự chọn,...

Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến phân tán về môn thi bắt buộc vì có thể dẫn đến các vấn đề: làm tăng áp lực thi cử, dễ gây nên việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn so với khoa học tự nhiên; ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh cũng như phân công giáo viên trong quá trình giảng dạy tại nhà trường (môn thừa, môn thiếu).

Kết quả khảo sát cho thấy, 26,41 - 30,2% người được khảo sát ủng hộ Lựa chọn 4+2, tức thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 môn gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT phải thi 5 môn, gồm: thi bắt buộc 3 môn gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Có 68,8 - 73,59% người được khảo sát ủng hộ Lựa chọn 3+2, tức thí sinh học chương trình THPT phải thi 5 môn, gồm: thi bắt buộc 3 môn gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử).

Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT phải thi 4 môn, gồm: thi bắt buộc 2 môn gồm Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ 2 môn bắt buộc -0
Kết quả khảo sát do Bộ GD-ĐT vừa công bố

Ưu - nhược điểm của 2 phương án 4+2 và 3+2

Theo các ý kiến khảo sát, ưu điểm của Lựa chọn 4+2 là các môn bắt buộc đều được tổ chức thi; việc được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là làm tăng áp lực thi cử cho học sinh và công tác tổ chức thi, vì số buổi thi nhiều hơn gây tốn kém về nguồn lực con người và tài chính (số buổi thi theo lựa chọn này là 5 buổi, nhiều hơn 1 buổi thi so với hiện nay).

Ngoài ra, thực trạng hiện nay học sinh chọn khối Khoa học xã hội nhiều hơn Khoa học tự nhiên, do đó, sẽ làm trầm trọng hơn việc lệch khối này, ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; làm giảm vai trò nhóm môn học tự chọn bởi riêng 4 môn thi bắt buộc đã tạo nên được 4 tổ hợp tuyển sinh nghiêng về xã hội.

Một nhược điểm khác là ảnh hưởng đến chọn môn học của học sinh, dẫn đến việc phân công giáo viên trong quá trình giảng dạy tại nhà trường môn thừa, môn thiếu.

Đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ 2 môn bắt buộc -0
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (Ảnh: Trần Hiệp)

Với Lựa chọn 3+2, ưu điểm là công tác tổ chức thi và việc thi của thí sinh sẽ được giảm nhẹ hơn, giảm áp lực, giảm tốn kém so với hiện nay (thí sinh chỉ thi 5 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi (4 buổi) bằng số buổi thi hiện nay. Ngoài ra, phương án này cân bằng hơn (so với Lựa chọn 4 + 2) cho học sinh chọn học và chọn thi giữa tổ hợp Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên.

Việc được chọn 2 môn lựa chọn để thi cũng giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.

Bên cạnh đó là ưu điểm về việc kế thừa cách lựa chọn môn thi đã ổn định trong thời gian dài: Chỉ chọn thi 3 môn học bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ)/tổng số các môn học bắt buộc gồm (Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Tin học, Thể dục, Giáo dục Quốc phòng và An ninh); 6 môn học khác trở thành môn thi tự chọn trong 2 tổ hợp môn (Khoa học tự nhiên: Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm là có thể ảnh hưởng đến việc dạy và học Lịch sử đối với các học sinh không chọn môn này để thi. Bên cạnh đó, phương án này dẫn đến xu hướng tăng việc lựa tổ hợp tuyển sinh Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; làm giảm một phần vai trò của nhóm môn học tự chọn.

Đề xuất thêm Lựa chọn 2+2

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, trong quá trình đánh giá tác động về Lựa chọn 4+2 tại TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang, có thêm nhiều ý kiến đề xuất về Lựa chọn 2+2, tức thí sinh học chương trình THPT và chương trình GDTX cấp THPT phải thi 4 môn, gồm thi bắt buộc 2 môn gồm Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử).

Có 17.981 cán bộ, giáo viên tham gia ý kiến, trong đó 40% chọn Lựa chọn 4+2; 59,8% chọn Lựa chọn 2+2 môn thi và 0,2% chọn ý kiến khác.

Theo các ý kiến, Lựa chọn 2+2 có ưu điểm là giảm thực sự áp lực thi cử cho học sinh và giảm thực sự chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi là 3 buổi, giảm 1 buổi so với hiện nay.

Bên cạnh đó, phương án này không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh; phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.

Phương án này cũng có nhược điểm là có thể làm ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.

Do đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 theo 3 phương án Lựa chọn 4+2, 3+2 và 2+2.

Việc Bộ GD-DT tiếp tục xin ý kiến về phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 là cần thiết để có được phương án phù hợp nhất với thực tế và đáp ứng được nguyện vọng của các thí sinh.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.