Đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 giảm xác suất có điểm khi thí sinh "khoanh bừa"

Với cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, xác suất có điểm do chọn ngẫu nhiên giảm từ 2,5 điểm xuống còn 1,975 điểm (với môn Toán) và còn 2,35 điểm (với các môn thi trắc nghiệm còn lại).

Đề thi có tính kế thừa và tính phát triển

Phát biểu tại Hội thảo công tác chuẩn bị đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ GD-ĐT tổ chức chiều 11.3, GS.TS Nguyễn Ngọc Hà - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, để phù hợp với thực tế triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có tính kế thừa và tính phát triển từ cấu trúc, định dạng đề thi hiện hành.

Theo đó, môn Ngữ văn vẫn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Các môn thi trắc nghiệm vẫn giữ một tỷ trọng nhất định cho dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Bên cạnh đó, đề thi phát triển thêm các dạng trắc nghiệm mới để hạn chế nhược điểm của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn và thuận lợi hơn trong việc đánh giá học sinh theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 giảm xác suất có điểm khi thí sinh
GS.TS Nguyễn Ngọc Hà - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT

Môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 120 phút. Đề thi Ngữ văn gồm 2 phần: Đọc hiểu (4 điểm) và Viết (6 điểm). Các môn còn lại sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm, trong đó môn Toán có thời gian làm bài 90 phút, những môn còn lại có thời gian làm bài 50 phút.

Các câu hỏi ở môn thi trắc nghiệm được chia thành 3 phần. Cụ thể:

Phần 1 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cho 4 phương án chọn 1 đáp án đúng. Mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm.

Phần 2 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng Đúng/Sai. Mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý thí sinh lựa chọn Đúng hoặc Sai.

Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 1 ý trong 1 câu hỏi sẽ được 0,1 điểm; lựa chọn chính xác 2 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; lựa chọn chính xác 3 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; lựa chọn chính xác cả 4 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

Phần 3 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Thí sinh tô vào các ô tương ứng với đáp án của mình.

Đối với môn Toán, ở phần này, mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,5 điểm. Các môn khác, ở phần này, mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, với cấu trúc định dạng như vậy, xác suất có điểm do chọn ngẫu nhiên giảm từ 2,5 điểm xuống còn 1,975 điểm (với môn Toán) và còn 2,35 điểm (với các môn thi trắc nghiệm còn lại).

Với dạng câu hỏi trắc nghiệm Đúng/Sai sẽ kiểm tra được đồng thời 4 biểu hiện năng lực trong cùng một câu hỏi, kết hợp với quy tắc tính điểm tạo nên tính phân loại rất cao.

Còn với dạng trả lời ngắn, xác suất có điểm ngẫu nhiên bằng 0, tư duy làm bài gần như bài tự luận.

Cấu trúc mới vẫn giữ nguyên 40 lệnh hỏi (ở hầu hết các môn) nhưng giảm số tờ giấy thi so với các đề hiện nay. Các môn thi chỉ tối đa 4 trang giấy A4 nên đề thi trình bày đủ trên 1 tờ giấy A3, từ đó giảm bớt được khối lượng công việc, giảm bớt rủi ro in ấn, ghép tờ đề thi thuận lợi hơn.

Đề thi sẽ phát huy trí tuệ toàn ngành và có “tính mở”

Khẳng định đề thi tốt nghiệp từ năm 2025 sẽ phát huy trí tuệ toàn ngành và có “tính mở”, GS.TS Nguyễn Ngọc Hà phân tích, khâu soạn thảo, ra đề thi hiện nay đang mang tính “đóng” - nghĩa là các quá trình đều được thực hiện bảo mật từ khâu soạn thảo phiên bản đầu tiên, mời chuyên gia, soạn thảo đề thi, tổ chức ngân hàng đề thi,... 

Theo ông Hà, quá trình "đóng" này bộc lộ hạn chế là khó tiếp cận nguồn phong phú trên internet, dẫn đến có tình trạng ở một số năm đề thi chính thức giống đề thi ở một số địa phương,...

Với ngân hàng đề thi tốt nghiệp từ năm 2025, tính "mở" được thể hiện qua việc đa dạng nguồn câu hỏi thi. Cụ thể, câu hỏi thi được lựa chọn từ đề khảo sát của các Sở GD-ĐT, của các trường, đề kiểm tra học kỳ...

Các đơn vị sẽ gửi đề thi kèm kết quả chấm để cơ quan chuyên môn của Bộ GD-ĐT (Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá Chất lượng Giáo dục) phân tích đề thi bằng lý thuyết khảo thí (cổ điển, hiện đại).

Sau phân tích, các câu hỏi “tốt” sẽ được lựa chọn vào thư viện câu hỏi thi và từ đó có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.

Như vậy, thư viện câu hỏi thi không cần quy trình bảo mật (dù không công bố), đồng thời đảm bảo các câu hỏi chất lượng được lựa chọn vào thư viện đề thi, từ đó nâng cao chất lượng ra đề thi.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hà, kỳ thi góp phần giúp lãnh đạo địa phương đánh giá chất lượng dạy, học và biên soạn đề thi. Kết quả sử dụng lý thuyết khảo thí để phân tích đề thi là căn cứ để đánh giá được chất lượng biên soạn đề thi và góp phần đánh giá chất lượng dạy và học.

Điều này cũng góp phần hỗ trợ địa phương thông qua những góp ý chuyên môn về soạn thảo đề thi từ nhóm chuyên gia của Bộ GD-ĐT, hay các phân tích kỹ thuật về đề thi, câu hỏi thi theo lý thuyết khảo thí.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.