Đề thi Khoa học xã hội tốt nghiệp THPT 2024: Môn Sử phân hóa cao, môn Giáo dục công dân dễ

Trưa 28.6, các thí sinh đã hoàn thành bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Đề thi môn Giáo dục công dân (mã đề thi 306):

Thí sinh nhận định đề thi Khoa học xã hội: Môn Sử phân hóa cao, môn Giáo dục công dân khá dễ -0
Thí sinh nhận định đề thi Khoa học xã hội: Môn Sử phân hóa cao, môn Giáo dục công dân khá dễ -0
Thí sinh nhận định đề thi Khoa học xã hội: Môn Sử phân hóa cao, môn Giáo dục công dân khá dễ -0
Thí sinh nhận định đề thi Khoa học xã hội: Môn Sử phân hóa cao, môn Giáo dục công dân khá dễ -0
(Ảnh: Trang Nhung)

Tại điểm thi Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Thanh Xuân, Hà Nội), đánh giá về đề thi tổ hợp Khoa học xã hội, em Vũ Minh Ngọc, học sinh lớp 12 Trường THPT Cầu Giấy nhận xét giữa các môn thi có sự chênh lệch về độ khó - dễ: “Em thấy đề năm nay có vẻ dễ hơn đề Địa và Giáo dục công dân. Nhưng đề Sử lại hơi “khoai”, nhiều câu đánh đố”. Ngọc tự tin được 9 - 9,5 điểm môn Giáo dục công dân.

Tương tự Minh Ngọc, em Nguyễn Lan Anh, Trường THPT Chuyên Sư phạm cho rằng đề Sử năm nay khá khó, độ phân hoá học sinh cao. Những bạn học khá - tốt mới có thể đạt từ 8 - 9 điểm. Về môn Địa lý có nhiều câu sử dụng Atlat nên “dễ thở” hơn. “Giáo dục công dân là môn dễ nhất trong tổ hợp, học sinh có thể đạt điểm cao nếu nắm chắc kiến thức”, Lan Anh nói.

Thí sinh nhận định đề thi Khoa học xã hội: Môn Sử phân hóa cao, môn Giáo dục công dân khá dễ -0
Thí sinh rạng rỡ sau khi kết thúc bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Ảnh: Xuân Quý)

Tại điểm thi Trường THCS Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), em Nguyễn Minh Hiếu, Trường Phổ thông Năng khiếu Thể dục Thể thao Hà Nội nhận định đề thi tổ hợp Khoa học Xã hội năm nay nhìn chung khá dễ, trong đó dễ nhất là môn Giáo dục công dân. Hiếu tự tin có thể giành trên 8 điểm ở môn học này. Với môn Lịch sử, Minh Hiếu cho rằng đề thi có sự phân hóa, để đạt điểm giỏi cần có học lực tốt.  

Em Lê Thị Tuyết Như, Trường THPT Trần Quốc Tuấn cho rằng môn Sử khá dễ nếu thí sinh đã nắm chắc kiến thức. “Hai mặt đầu của đề thi môn Lịch sử khá dễ, đều là những câu nhận biết. Tới những câu vận dụng, độ khó mới tăng lên”, Tuyết Như nói. Môn Địa lý cũng không gây khó khăn cho nữ sinh, bởi riêng những câu sử dụng Atlat đã có thể “nắm chắc” 4 điểm. Với môn Giáo dục công dân, Tuyết Như dự kiến có thể đạt từ 8 - 9 điểm.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học

Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.