Để người bệnh được tiếp cận với thuốc tốt, đạt chất lượng

Nghị định số 79/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược, trong đó Chương III quy định QLNN về giá thuốc, Chương IV quy định điều kiện kinh doanh thuốc, bao gồm quy định một số điều kiện như thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát…

Nhằm bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho người dân, từ tháng 1.2007, Bộ Y tế đã ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc (GPP). Theo đó, những nhà thuốc áp dụng chuẩn GPP sẽ phải bán đơn thuốc theo toa, thuốc phải có xuất xứ, hóa đơn, chứng từ rõ ràng và có người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề dược theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP vẫn còn  vướng mắc…

Mô hình nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP (Good Pharmacy Practices) là mô kiểu mẫu mà các nước tiên tiến đã áp dụng từ lâu. Cụ thể, một nhà thuốc GPP phải đáp ứng được yêu cầu giúp khách hàng định hướng đúng nhu cầu về thuốc, sử dụng thuốc an toàn và tiết kiệm, xóa bỏ thực trạng mua bán, sử dụng thuốc trị bệnh một cách bừa bãi. Ngoài yêu cầu của một nhà thuốc đạt chuẩn GPP về vị trí, diện tích mặt bằng, trang thiết bị, nguồn nhập hàng còn yêu cầu bảo quản đặc biệt để bảo đảm chất lượng thuốc...

Theo số liệu của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, tính đến ngày 31.12.2009, tổng số cơ sở bán lẻ thuốc trong cả nước đạt tiêu chuẩn GPP là 1.236/11.629 nhà thuốc, đạt khoảng 10,63% . Đa số các Sở Y tế đều tiến hành thẩm định tiêu chuẩn GPP đối với nhà thuốc bệnh viện trong năm 2008 và năm 2009, số nhà thuốc bệnh viện trong cả nước đạt GPP chiếm khoảng 51,6%, trong đó TP Hà Nội đạt 79,2%, Đà Nẵng đạt 100%, TP Hồ Chí Minh đạt 97,8% và Cần Thơ đạt 41,2%.

Về công tác tuyên truyền, Cục Quản lý dược phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác truyền thông, quảng bá trên các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam xây dựng kế hoạch truyền thông của ngành Dược, trong đó có các chương trình về GPP và lợi ích của nhà thuốc GPP. Việc tiêu chuẩn hóa việc kiểm tra GPP trên cơ sở thống nhất cách thức và tiêu chí đánh giá chứng nhận nhà thuốc đạt GPP theo ý kiến góp ý của các Sở Y tế, Cục Quản lý dược ban hành Danh mục chấm điểm kiểm tra GPP, mục đích là định lượng các tiêu chuẩn GPP và ban hành hướng dẫn kiểm tra GPP.

Tại hội nghị Định hướng đầu tư trong lĩnh vực dược giai đoạn đến năm 2020 do Bộ Y tế tổ chức ngày 26.7, tại Hà Nội đánh giá kết quả thực hiện và triển khai GPP, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang nhận định, đến thời điểm này tổng số cơ sở bán lẻ thuốc trong nước đã đạt tiêu chuẩn GPP mới đạt 10,63%. Như vậy, tỷ lệ này trên cả nước còn thấp, nguyên nhân là do mới có lộ trình bắt buộc đối với nhà thuốc thành lập mới. Việc nhà thuốc đạt GPP là điều cần thiết để người bệnh được tiếp cận với thuốc tốt, đạt chất lượng, được hướng dẫn trong việc dùng thuốc... Cũng theo Cục Quản lý dược, đến nay cả nước mới chỉ có hai doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp tổ chức Chuỗi nhà thuốc GPP là Công ty CP Dược phẩm ECO (chuỗi ECO Pharmacy có 12 nhà thuốc GPP) và Công ty dược Sài Gòn-Sapharco (SPG Pharmacy có 8 nhà thuốc GPP).

Để các quy định vào cuộc sống không chỉ dừng ở các văn bản mà quan trọng là tổ chức triển khai thực hiện đúng quyết liệt, cần kiểm tra đánh giá kịp thời. Việc áp dụng GPP cho các nhà thuốc, bệnh viện là một chủ trương đúng đắn, do đó rất cần có sự chỉ đạo quyết liệt, cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa; khuyến khích người bán, mua thuốc theo đơn, xử phạt nhà thuốc bán thuốc không theo đơn; có chính sách khuyến khích, động viên kịp thời các Sở Y tế, bệnh viện, các nhà thuốc tư nhân tích cực triển khai nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP.

Trong năm nay, Cục Quản lý dược đã đưa ra một số định hướng cụ thể, trong đó chú trọng xây dựng, hoàn chỉnh đề án Quy hoạch hệ thống lưu thông phân phối thuốc giai đoạn 2020, triển khai GPP/chuỗi GPP, nhà thuốc bệnh viện; tăng cường công tác QLNN về dược ở địa phương thông qua việc tăng cường công tác tập huấn, đào tạo và kiểm tra, giám sát của cơ quan T.Ư để bảo đảm các chủ trương, chính sách của ngành Dược đi vào thực tiễn với đời sống xã hội.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.