Đang có sự khập khiễng giữa giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

Cho rằng sự đầu tư, quan tâm giữa giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên còn khập khiễng, Giám đốc Sở GD-ĐT Trà Vinh Nguyễn Thị Bạch Vân đề nghị, cần có chính sách quan tâm hơn nữa tới giáo dục thường xuyên, tăng cường truyền thông về vị trí, vai trò của giáo dục thường xuyên.

Chất lượng giáo dục thường xuyên vẫn còn hạn chế

Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên diễn ra ngày 21.7 tại tỉnh Nghệ An, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên Hoàng Đức Minh cho biết, quy mô và mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên tại các địa phương về cơ bản được duy trì ổn định trong năm học. Hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên ổn định về mạng lưới và hoạt động, nhiều trung tâm đã chủ động học hỏi, nghiên cứu nhu cầu người học, chủ động đa dạng hóa các chương trình giáo dục thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Bộ GD-ĐT đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT đối với khóa tuyển sinh lớp 10 năm học này. Bộ GD-ĐT cũng đã tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán.

Cần có chính sách quan tâm hơn nữa tới giáo dục thường xuyên -0
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên Hoàng Đức Minh chia sẻ tại Hội nghị

Các cấp quản lý từ Sở, phòng GD-ĐT và các đơn vị đã chủ động, tích cực trong công tác chỉ đạo, đặc biệt là việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cho việc triển khai dạy học lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Số lượng 100% giáo viên dạy lớp 10 đã tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chương trình, sách giáo khoa lớp 10. Các đơn vị đã bố trí đủ phòng học, khuyến khích học viên mua đủ sách giáo khoa phục vụ việc học tập.

Theo báo cáo của các Sở GD-ĐT, đa số các tỉnh vẫn duy trì và huy động số người học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT là 384.866 học viên, tăng hơn 40.000 học viên so với năm học 2021-2022.

Cũng trong năm học, nhận thức của cán bộ và người dân về lợi ích của học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập đã chuyển biến tích cực. Việc ban hành kế hoạch triển khai công tác xây dựng xã hội học tập và công tác phổ cập giáo dục - xoá mù chữ, văn bản hướng dẫn được thực hiện nghiêm túc. Việc kiểm tra công nhận đạt chuẩn xoá mù chữ của tỉnh và các cấp thực hiện đúng quy trình theo quy định.

Khó khăn, tồn tại của giáo dục thường xuyên được Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên nhìn nhận như: Vẫn còn địa phương chưa thành lập Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030; việc huy động người mù chữ ra học các lớp xoá mù chữ ở một số địa phương chưa được quan tâm chỉ đạo thường xuyên.

Chất lượng giáo dục thường xuyên vẫn còn hạn chế, do chất lượng đầu vào thấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu thốn, ít được đầu tư xây dựng, mua sắm; đội ngũ giáo viên biên chế dạy văn hóa tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên chưa đủ về số lượng và cơ cấu, đội ngũ giáo viên hợp đồng lao động không ổn định…

Năm học 2023-2024, giáo dục thường xuyên định hướng tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về học tập thường xuyên, học suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác xóa mù chữ.

Đổi mới công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục thường xuyên. Tiếp tục củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên trên tinh thần thiết thực, hiệu quả. Thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả các Chương trình giáo dục thường xuyên. Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các chương trình giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên. Tăng cường truyền thông về giáo dục thường xuyên...

Quan tâm hơn nữa, có chính sách thúc đẩy giáo dục thường xuyên

Đại diện các Sở GD-ĐT đã có những trao đổi từ thực tiễn kinh nghiệm triển khai các nhiệm vụ giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên trong năm học 2022-2023; đồng thời chia sẻ những khó khăn và đề xuất, kiến nghị.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang Trần Tuấn Khanh cho biết: Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục tỉnh An Giang đã hoàn thành nhiệm vụ theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trung học, đặc biệt là triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều thuận lợi, nhận được đa phần ủng hộ của học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh.

Đối với việc lựa chọn tổ hợp môn học ở lớp 10, ông Khanh cho hay: Sau một năm triển khai việc lựa chọn môn học và chuyên đề học tập của học sinh ở An Giang diễn ra thuận lợi, rất ít học sinh có nhu cầu chuyển đổi môn học. Làm được việc này là do tỉnh đã làm tốt khâu tuyên truyền, giới thiệu để học sinh, phụ huynh học sinh có sự lựa chọn phù hợp.

Cần có chính sách quan tâm hơn nữa tới giáo dục thường xuyên -0
Giám đốc Sở GD-ĐT Trà Vinh Nguyễn Thị Bạch Vân

Từ thực tiễn triển khai chương trình mới tại địa phương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép linh hoạt số học sinh/lớp với các môn/chuyên đề lựa chọn; cho phép các Sở tham mưu linh hoạt điều động, bố trí giáo viên phù hợp theo từng năm học.

Một số vấn đề khác trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 như xây dựng, ban hành tài liệu giáo dục địa phương, mua sắm thiết bị dạy học, hướng dẫn việc tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp… cũng được địa phương trao đổi.

Nhận định đang có sự khập khiễng giữa giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Giám đốc Sở GD-ĐT Trà Vinh Nguyễn Thị Bạch Vân đề nghị, cần có chính sách quan tâm hơn nữa tới giáo dục thường xuyên, tăng cường truyền thông về vị trí, vai trò của giáo dục thường xuyên.

Cũng để nâng cao chất lượng của giáo dục thường xuyên, Phó Giám đốc Sở GD--ĐT Lào Cai Nguyễn Thế Dũng đề nghị Bộ GD-ĐT tăng cường tập huấn cho cán bộ, giáo viên về nội dung, phương pháp học tập; có vụ có hướng dẫn cụ thể hơn về thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên mới để các địa phương triển khai.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.