Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chia sẻ với hơn 300 sinh viên Trường ĐH Ngoại thương

Ngày 24.3, ngài Marc. E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đến thăm và có bài chia sẻ với hơn 300 sinh viên Trường Đại học Ngoại thương đến từ trụ sở chính Hà Nội cùng 2 cơ sở TPHCM và Quảng Ninh.

Chuyến thăm của ngài Đại sứ tới Trường Đại học Ngoại thương là một trong các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến thăm và chia sẻ cùng sinh viên Trường ĐH Ngoại thương -0
Ngài Marc. E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cùng PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

Bài chia sẻ của ngài Marc. E. Knapper có chủ đề “Nâng tầm quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam”.

Theo đó, ngài Đại sứ cho biết, trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19, cánh cửa cho sự hợp tác quốc tế mới được mở lại, Việt Nam cũng là một thị trường với sự phát triển mạnh mẽ cùng nhiều cơ hội tiềm năng cho các đối tác tại Hoa Kỳ. Năm 2022, Việt Nam là một trong 8 đối tác lớn của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu đầu tiên từ trước đến nay vượt mốc 100 tỷ USD/năm, cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 2022.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của thế hệ trẻ, ngài Marc. E. Knapper cho rằng người trẻ cần trang bị kiến thức và kỹ năng để thích nghi với môi trường làm việc đa dạng. Trong đó, Trường Đại học Ngoại thương là ngôi trường giúp các bạn trẻ có thể tiếp cận môi trường học tập và làm việc quốc tế.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến thăm và chia sẻ cùng sinh viên Trường ĐH Ngoại thương -0
Ngài Đại sứ tại buổi chia sẻ với sinh viên Trường Đại học Ngoại thương

Khen ngợi sáng kiến triển khai Diễn đàn Quốc tế Giáo dục Đại học lần thứ 6 (FIHE 6) của nhà trường vào ngày 16.3 vừa qua, ngài Đại sứ nhận định Trường Đại học Ngoại thương là một trong những trường đại học dẫn đầu trong công tác hợp tác quốc tế, tạo nên nền móng cho việc hợp tác với các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ.

Ngài Đại sứ cũng bày tỏ hy vọng các sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, những người đã có cơ hội được tiếp cận môi trường quốc tế ngay trên giảng đường đại học, sẽ có nhiều đóng góp lớn trong công cuộc toàn cầu hóa không chỉ của Việt Nam mà còn trên toàn cầu.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến thăm và chia sẻ cùng sinh viên Trường ĐH Ngoại thương -0
Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương đặt câu hỏi cho ngài Đại sứ

Tại chương trình, các bạn sinh viên Trường Đại học Ngoại thương đã tích cực phát biểu và trao đổi cùng ngài Đại sứ về các vấn đề như: nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay, mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, lời khuyên cho việc học tập và làm việc tại Hoa Kỳ,... cũng như xin lời khuyên thiết thực từ ngài Đại sứ.

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết, buổi chia sẻ của ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam với sinh viên Trường Đại học Ngoại thương là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy môi trường quốc tế hóa trong nhà trường.

Sự kiện này vừa là hoạt động thuộc chuỗi hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam, cũng đánh dấu kỷ niệm 15 năm Trường Đại học Ngoại thương có hợp tác đầu tiên với một trường đại học của Hoa Kỳ (Colorado State University).

Theo PGS Tuấn, bài nói chuyện của ngài Đại sứ đã cho thấy một viễn cảnh rất sáng giữa quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ. Tại chương trình, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương được trao đổi xung quanh những vấn đề liên quan tới quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ, vấn đề cơ hội để sinh viên Việt Nam được sang học tập tại Hoa Kỳ,…

Một số sinh viên là người Hoa Kỳ đang học tập trao đổi tại Trường Đại học Ngoại thương đã chia sẻ ý kiến về vấn đề chính sách để tăng cường thu hút sinh viên Mỹ đến học tập tại Việt Nam nói chung, Trường Đại học Ngoại thương nói riêng.

“Hiện nay, theo thông báo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, đã có tới 31 trường đại học ở Mỹ đang dạy tiếng Việt. Đây cũng là một cơ hội lớn để sinh viên Mỹ có thể sang Việt Nam thực hành, thực tập và trải nghiệm”, PGS Tuấn cho hay.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến thăm và chia sẻ cùng sinh viên Trường ĐH Ngoại thương -0
Ngài Marc. E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cùng lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương và các giảng viên, sinh viên nhà trường

Ông chia sẻ, cuộc trò chuyện của ngài Đại sứ đã khuyến khích các em sinh viên tăng cường học tập, nghiên cứu về kinh tế, đặc biệt là thương mại, tìm hiểu kỹ hơn về quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, khuyến khích các em nghiên cứu, tìm hiểu, nắm được những thông tin về nền kinh tế, môi trường kinh doanh của nhiều nước khác nhau.  

“Bài chia sẻ cũng giúp các em hiểu được rằng, muốn làm việc trên thị trường lao động quốc tế thì cần chuẩn bị hành trang như thế nào. Hành trang này không chỉ là vấn đề về ngôn ngữ mà còn là các kỹ năng mềm khác”, PGS Tuấn nói.

Tính đến nay, Trường Đại học Ngoại thương đã ký kết biên bản hợp tác chính thức với gần 20 đại học Hoa Kỳ và hiện đang triển khai các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế cùng các đại học Hoa Kỳ.

Cụ thể: Chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại với sự chuyển giao chương trình đào tạo và tham gia giảng dạy của giảng viên ĐH Tổng hợp bang Colorado; Chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh quốc tế với sự hợp tác của ĐH Tổng hợp bang California Fullerton; Chương trình liên kết đào tạo quốc tế với ĐH Niagara, ĐH Angelo State, ĐH Bloomsburg; Chương trình trao đổi sinh viên Việt Nam sang học tập ngắn hạn tại Hoa Kỳ và tiếp nhận sinh viên Hoa Kỳ qua học tập ngắn hạn tại Việt Nam.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn cho biết, không chỉ hợp tác với các trường đại học Hoa Kỳ, Trường Đại học Ngoại thương còn hợp tác với các hiệp hội khoa học của quốc gia này, đặc biệt trong lĩnh vực về kinh tế, thương mại, về lao động và việc làm,…

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến thăm và chia sẻ cùng sinh viên Trường ĐH Ngoại thương -0
Buổi gặp và làm việc giữa ngài Đại sứ với PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương; PGS, TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng cùng lãnh đạo một số đơn vị

PGS Tuấn thông tin, trong thời gian tới đây, nhà trường định hướng tiếp tục tăng cường hợp tác với các trường đại học Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác về nghiên cứu khoa học, thúc đẩy những hoạt động nghiên cứu khoa học với các trường và tổ chức ở Hoa Kỳ.

Trường Đại học Ngoại thương cũng sẽ tăng cường thu hút sự tham gia của các giáo sư Hoa Kỳ sang giảng dạy và nghiên cứu tại Việt Nam; gửi các giảng viên Việt Nam sang học tập và giảng dạy tại một số trường đại học Hoa Kỳ; tăng cường việc trao đổi sinh viên, bao gồm trao đổi ngắn hạn hoặc dài hạn.

Giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ
Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.

KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ bức ảnh lịch sử, thời khắc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng của Dương Văn Minh
Giáo dục

Triển lãm ảnh và giới thiệu sách về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc "Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước"

Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"
Giáo dục

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong kỷ nguyên số, người sử dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng không kém những người tạo ra công nghệ. Để chuyển đổi số thành công, cần có những công dân số với đầy đủ kỹ năng để học tập, làm việc, khởi nghiệp và sáng tạo trên môi trường số.

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Giáo dục

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

PGS.TS Hà Minh Hoàng nhận định, các trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, bởi trường đại học là nơi đào tạo tri thức, có thể tạo ra các nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo, tạo ra sản phẩm giải quyết được các vấn đề của xã hội; từ đó giúp công nghệ tiếp cận gần hơn với nhiều người dân.

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025
Giáo dục

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025

Trong khuôn khổ “Hội nghị Thượng đỉnh các trường Đại học châu Á 2025” (THE Asia Universities Summit 2025) diễn ra từ ngày 22-24.4.2025 tại Macau, Đại học Phenikaa xuất sắc lọt TOP 8 giải thưởng THE Awards Asia 2025 - giải thưởng danh giá nhất khu vực châu Á dành cho các cơ sở giáo dục đại học của Times Higher Education (THE).

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên
Giáo dục

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên

Lớp 12A2, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khiến nhiều người phải trầm trồ khi đa số học sinh đều đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 7.0 trở lên và SAT từ 1400 trở lên. Trong đó, có nhiều em đạt cả 2 chứng chỉ với điểm gần tuyệt đối.

High School Help Kit: Hỗ trợ học sinh lớp 9 bước qua giai đoạn "vượt vũ môn"
Giáo dục

High School Help Kit: Hỗ trợ học sinh lớp 9 bước qua giai đoạn "vượt vũ môn"

High School Help Kit là dự án phi lợi nhuận được thành lập bởi một nhóm học sinh đến từ các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP. Hà Nội, nhằm mục đích giúp đỡ phụ huynh và các em học sinh hiểu rõ hơn về kỳ thi chuyển cấp. Từ đó, giúp các em học sinh THCS xác định rõ mục tiêu và lựa chọn phương án ôn tập hiệu quả trên con đường chinh phục giấc mơ.