Đại học Quốc gia Hà Nội xếp hạng số 1 về chất lượng giảng dạy tại Việt Nam

Ngày 28.9, tổ chức xếp hạng Times Higher Education công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới 2024 (THE WUR 2024). Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được xếp hạng số 1 về chất lượng giảng dạy tại Việt Nam

Theo Bảng xếp hạng đại học thế giới 2024 của Times Higher Education,  ĐHQGHN được xếp hạng ở nhóm 1201-1500 trong số 1904 cở giáo dục đại học được xếp hạng. Đây cũng là kỳ xếp hạng có số cơ sở giáo dục đại học tham gia nhiều nhất với 2673 đơn vị từ 127 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong kỳ xếp hạng này, ĐHQGHN ở tiêu chí "Giảng dạy" tiếp tục duy trì vị trí thứ nhất Việt Nam (20,9 điểm – gia tăng 2,2 điểm so với kỳ xếp hạng THE WUR 2023), tiếp theo là Đại học Bách khoa Hà Nội (15,7 điểm), ĐHQG Tp.HCM (14,6 điểm), Trường Đại học Huế (13,3 điểm), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (12,9 điểm) và Trường Đại học Duy Tân (12,1 điểm).

Kết quả các tiêu chí xếp hạng của THE WUR 2024 được phân tích từ hơn 134 triệu trích dẫn của 16,5 triệu công bố khoa học trên cơ sở dữ liệu Scopus và dữ liệu khảo sát 68402 học giả trên toàn thế giới.

Trong kỳ xếp hạng THE WUR 2024, tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã sử dụng bộ tiêu chí mới (THE WUR 3.0) bao gồm 18 tiêu chí đánh giá ở 5 nhóm tiêu chí: giảng dạy, môi trường nghiên cứu, chất lượng nghiên cứu, chuyển giao và mức độ quốc tế hóa.

So với phương pháp xếp hạng trước đây, THE WUR 3.0 đã gia tăng số lượng tiêu chí đánh giá từ 13 tiêu chí lên 18 tiêu chí, bao gồm:

Nhóm tiêu chí xếp hạng (trọng số)

Tiêu chí xếp hạng (trọng số)

Giảng dạy – môi trường học tập (29,5%)

Uy tín đào tạo (15%)

Tỷ lệ cán bộ khoa học/người học (4,5%)

Tỷ lệ nghiên cứu sinh/sinh viên (2%)

Tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ Tiến sĩ (5,5%)

Thu nhập của CSGDĐH (2,5%)

Môi trường nghiên cứu (29%)

Uy tín nghiên cứu (18%)

Thu nhập từ nghiên cứu (5,5%)

Năng suất nghiên cứu (5,5%)

Chất lượng nghiên cứu (30%)

Tác động của trích dẫn (15%)

Sức mạnh của nghiên cứu (5%)

Nghiên cứu xuất sắc (5%)

Ảnh hưởng của nghiên cứu (5%)

Mức độ quốc tế hóa (7,5%)

Tỷ lệ người học quốc tế (2,5%)

Tỷ lệ cán bộ khoa học quốc tế (2,5%)

Hợp tác quốc tế (2,5%)

Chuyển giao (4%)

Thu nhập từ chuyển giao (2%)

Bằng sáng chế (2%)

Trong bảng xếp hạng THE WUR 2024, Việt Nam có 6 CSGDĐH được xếp hạng bao gồm: ĐHQGHN, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Huế.

Cũng theo kết quả của THE WUR 2024, top 5 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới là Đại học Oxford, Đại học Stanford, Viện Khoa học kỹ thuật Massachusetts, Đại học Havard và Đại học Cambridge.

Ở khu vực châu Á, các cơ sở giáo dục đại học top đầu bao gồm: Đại học Tsinghua và Đại học Peking (Trung Quốc), Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Tokyo, Đại học Kỹ thuật Nanyang-Singapore, Đại học Hongkong.

Trước đó, vào tháng 6/2023, ĐHQGHN đã tiếp tục duy trì vị trí trong top 1000 của bảng xếp hạng QS WUR và tiếp tục duy trì vị thế tại các lĩnh vực mũi nhọn với 6 lĩnh vực tiếp tục được xếp hạng so với năm 2022. Ngoài ra, có 2 nhóm lĩnh vực của ĐHQGHN tiếp tục được xếp hạng là Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering & Technology) và Khoa học Tự nhiên (Natural Sciences), trong đó, nhóm lĩnh vực Khoa học Tự nhiên được xếp số 1 tại Việt Nam.

Ngày 30.7, Phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) đã công bố kết quả xếp hạng Webometrics lần thứ hai của năm 2023. Trong kỳ xếp hạng lần này, ĐHQGHN tiếp tục duy trì vị trí trong top 700 cơ sở giáo dục xuất sắc nhất với vị trí 671.

Ngày 3.7, Thời báo Giáo dục đại học (Times Higher Education – THE) công bố kết quả xếp hạng những đại học trẻ tốt nhất thế giới Young University Rankings 2023 (THE Young UR 2023). Đây là bảng xếp hạng riêng các đại học tốt nhất dưới 50 tuổi trong bối cảnh giáo dục toàn cầu mở rộng quy mô và tập trung đầu tư vào nghiên cứu.

Tại kỳ xếp hạng này, ĐHQGHN tiếp tục được đánh giá cao nhất ở tiêu chí Giảng dạy (Teaching) với 23.7 điểm; đây là năm thứ 3 liên tiếp ĐHQGHN duy trì vị trí dẫn đầu ở Việt Nam trong tiêu chí Giảng dạy trên bảng xếp hạng THE Young UR.

Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.