Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì thứ hạng 401-600 thế giới tại bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2024

Ngày 12.6, Tạp chí Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2024. Trong kỳ xếp hạng lần này, Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì thứ hạng trong nhóm 401-600 thế giới, cùng với 12 cơ sở giáo dục khác của Việt Nam được xếp hạng.

THE Impact Rankings hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức giáo dục đại học trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) của Liên Hợp Quốc (có hiệu lực kể từ năm 2016), kêu gọi hành động toàn cầu với mục tiêu xây dựng xã hội hoà bình, công bằng và thịnh vượng.

Bảng xếp hạng này đánh giá tầm ảnh hưởng và đóng góp của các cơ sở giáo dục đối với sự phát triển xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường sống.

Kỳ xếp hạng năm 2024, THE Impact Rankings đã thu hút sự quan tâm lớn từ thế giới với 1.963 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng (tăng thêm 372 cơ sở giáo dục đại học mới so với kỳ xếp hạng trước).

Trong kỳ xếp hạng này, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tham gia xếp hạng tại 9 SDG, trong đó có 2 SDG lần đầu tham gia xếp hạng là SDG 11 được xếp hạng top 401-600 và SDG 14 được xếp hạng top 201-300.

Việc được xếp hạng top 401-600 ở SDG 11 - Thành phố và cộng đồng bền vững (Sustainable cities and communities) thể hiện vai trò gắn kết môi trường giáo dục đại học với cộng đồng xã hội, khẳng định ĐHQGHN xây dựng một môi trường học thuật tiên tiến nhưng cũng rất gần gũi, thân thiện. Triết lý này cũng là một định hướng quan trọng để ĐHQGHN quy hoạch, xây dựng và phát triển Khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc.

vnu the impact rankings 2024 (2).png -0
Kết quả xếp hạng SDG11 của ĐHQGHN trong BXH THE Impact Rankings năm 2024 (Nguồn: timeshighereducation.com)
vnu the impact rankings 2024 (3).png -0
Kết quả xếp hạng SDG14 của ĐHQGHN trong BXH THE Impact Rankings năm 2024 (Nguồn: timeshighereducation.com)

Ngoài ra, với thế mạnh từ lĩnh vực nghiên cứu liên quan tới tài nguyên và môi trường nói chung và dưới nước, mặt đất nói riêng, ĐHQGHN cũng được xếp hạng trong top 201-300 ở SDG 14 - Tài nguyên và môi trường nước (Life Below Water). Kết quả này thể hiện vai trò và giải trình sự đóng góp của ĐHQGHN với cộng đồng về việc phát triển tài nguyên và môi trường dưới nước một cách bền vững.

Ngoài 2 SDG lần đầu được xếp hạng với kết quả ấn tượng như trên, ĐHQGHN còn 7 SDG được xếp hạng, trong đó có kết quả nổi bật như sau:

- SDG 5: Bình đẳng giới (Gender Equality): thuộc nhóm 401-600 trong tổng số 1361 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng.

- SDG 8: Việc làm và tăng trưởng kinh tế (Decent work and economic growth): thuộc nhóm 201-300 trong tổng số 1149 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng.

- SDG 16: Hòa bình, công bằng và thể chế vững mạnh (Peace, Justice and Strong Institutions): thuộc nhóm 401-600 trong tổng số 1086 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng.

- SDG 17: Hợp tác để hiện thực hoá các mục tiêu (Partnership for the goals): thuộc nhóm 801-1000 trong tổng số 2031 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng.

ĐHQGHN tiếp tục có bước tiến khi xếp hạng tổng thể thuộc nhóm 401-600 thế giới với mức điểm 71,6 - tăng 1,5 điểm so với kỳ xếp hạng năm 2023. Các SDG của ĐHQGHN được THE Impact Rankings lựa chọn xếp hạng để tính điểm cụ thể như sau:

vnu the impact rankings 2024 (4).png -0

Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan có 77 cơ sở giáo dục đại học nằm trong Bảng xếp hạng này và Trường Đại học Mahidol có thứ hạng cao nhất với vị trí 19 trong bảng xếp hạng.

Malaysia có 28 cơ sở giáo dục đại học, trong đó Trường Đại học Sains Malaysia xếp hạng thứ 18.

Indonesia có 45 cơ sở giáo dục đại học, Philippines có 56 cơ sở cơ sở giáo dục đại học và Campuchia có 1 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng có mặt trong Bảng xếp hạng này.

Bảng xếp hạng THE Impact Rankings gồm các tiêu chí: Xóa nghèo; Xóa bỏ nạn đói; Sức khỏe và cuộc sống tốt; Giáo dục có chất lượng; Bình đẳng giới; Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững; Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng; Giảm bất bình đẳng; Thành phố và cộng đồng bền vững; Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm; Bảo vệ khí hậu; Tài nguyên và môi trường nước; Tài nguyên và môi trường trên đất liền; Hòa bình, công bằng và thể chế vững mạnh; Hợp tác vì các mục tiêu phát triển.

Điểm đánh giá xếp hạng cuối cùng của một cơ sở giáo dục đại học trong bảng xếp hạng là điểm trung bình của điểm SDG 17 (bắt buộc, chiếm 22% tổng số điểm) với ba điểm cao nhất trong số 16 SDG còn lại (mỗi SDG có trọng số 26%).

Đối với mỗi SDG, các chỉ số đi kèm được phân tích và sử dụng trong bảng xếp hạng dựa trên 4 yếu tố: Nghiên cứu, Trách nhiệm quản lý, Tiếp cận cộng đồng, Giáo dục.

Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì thứ hạng 401-600 thế giới tại bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2024 -0
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Trước đó, vào tháng 5.2024, ĐHQGHN gia tăng chỉ số tiêu chí quốc tế hóa và môi trường nghiên cứu trong Bảng xếp hạng đại học trẻ thế giới 2024 (Times Higher Education Young University Rankings 2024 - THE YUR 2024). 

ĐHQGHN với tiêu chí Giảng dạy (26,6 điểm - tăng 2,9 điểm so với kỳ xếp hạng THE YUR 2023, xếp top 1 Việt Nam), qua đó, duy trì vị thế hàng đầu trong hoạt động đào tạo Việt Nam.

Ngoài ra, ĐHQGHN còn có sự gia tăng ở 2 nhóm tiêu chí khác là Môi trường nghiên cứu (15,7 điểm - tăng 2,2 điểm so với kỳ xếp hạng trước) và Quốc tế hóa (48,9 điểm - tăng 3,4 điểm so với kỳ xếp hạng trước. Đây cũng là nhóm tiêu chí có điểm cao nhất của ĐHQGHN).

Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.