Đại học Bách khoa Hà Nội khai trương nhiều phòng nghiên cứu, thí nghiệm hiện đại

Ngày 22.6, Đại học Bách khoa Hà Nội khánh thành công trình xây dựng, cung cấp lắp đặt thiết bị tòa nhà C7 thuộc Dự án SAHEP. 

Công trình góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực nghiên cứu, hiệu quả công tác quản trị của nhà trường. Những trang thiết bị mới cho sinh viên và giảng viên sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy và học.

Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện Tiểu dự án thuộc Hợp phần 1 của Dự án SAHEP (Support for Autonomous Higher Education Project for Vietnam) do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ với mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu, chất lượng đào tạo và thể chế quản trị đại học.

Dự án có tổng mức đầu tư 50 triệu USD, trong đó 21,5 triệu USD đầu tư cho các hạng mục xây dựng và 24,5 triệu USD đầu tư cho 30 phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu.

Công trình tòa nhà C7 được khởi công ngày 23.3.2021. Tòa nhà C7 là kết quả đầu ra quan trọng của dự án, tạo ra cho Đại học Bách khoa Hà Nội thêm không gian, phòng làm việc để sắp xếp các phòng, ban, khoa, viện của các trường trực thuộc trong quá trình tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình và thực hiện tự chủ.

Đại học Bách khoa Hà Nội khánh thành tòa nhà C7 thuộc Dự án do World Bank tài trợ -0
 Lễ cắt băng khánh thành công trình xây dựng tòa nhà C7

Toàn bộ diện tích nhà C7 dự kiến bố trí làm các phòng làm việc, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm và phòng chức năng cho các Trường Điện - Điện tử và Trường Cơ khí. Mô hình tòa nhà với cơ sở vật chất hiện đại sẽ là hình mẫu để Đại học Bách khoa Hà Nội thử nghiệm những giải pháp đổi mới quản trị.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đánh giá đây là sự kiện đánh dấu bước chuyển mình của Bách khoa Hà Nội trong tiến trình tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Sau thành công bước đầu của toà nhà C7, Thứ trưởng đề nghị Đại học Bách khoa Hà Nội cần chủ động hoàn thiện công tác đề ra của dự án SAHEP, đảm bảo dự án kết thúc đúng tiến độ, đáp ứng sự hài lòng của các bên liên quan.

Đại học Bách khoa Hà Nội khánh thành tòa nhà C7 thuộc Dự án do World Bank tài trợ -0
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại lễ khánh thành

Bên cạnh đó, trên cơ sở mô hình quản trị được nâng cao, mô hình quản trị được cải tiến, xây dựng hình mẫu Đại học Bách khoa Hà Nội tự chủ và hiện đại, chú trọng hội nhập quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; chú trọng chuyển đổi số và phát triển theo mô hình đại học số chia sẻ, là điển hình để các cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống học tập và áp dụng.

Trên cơ sở nâng cao quy hoạch phát triển, đảm bảo tính hiện đại, phát triển bền vững và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học đóng góp vào sự phát triển của thủ đô Hà Nội, khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng đề nghị Đại học Bách khoa Hà Nội tăng cường hợp tác doanh nghiệp và hợp tác quốc tế, tiếp tục xây dựng hạ tầng khuôn viên và cơ sở vật chất hiện đại, xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh, phát triển đội ngũ cán bộ cả về chất và lượng; tạo nguồn lực phát triển nhanh và mạnh.

Ngoài ra, Đại học Bách khoa Hà Nội cần xây dựng “Đề án phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á” theo nghị quyết số 14/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hoạt động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, lễ khánh thành tòa nhà C7 mang ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đại học Bách khoa Hà Nội khánh thành tòa nhà C7 thuộc Dự án do World Bank tài trợ -0
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội

“Hình ảnh tòa nhà C7 sáng bừng trong nắng buổi sớm thể hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ của Đại học Bách khoa Hà Nội. Đó là một trong những minh chứng cho khả năng thực hiện những dự án lớn, tầm cỡ theo đúng kế hoạch và yêu cầu chất lượng.

Tôi tin rằng việc Đại học Bách khoa Hà Nội cải thiện môi trường làm việc sẽ giúp tiếp tục lan tỏa và giải phóng sức sáng tạo của giảng viên và sinh viên. Nhà trường sẽ luôn tạo điều kiện tốt nhất để phát huy đổi mới sáng tạo của sinh viên, của giảng viên theo đúng tinh thần nhà trường là nền tảng, người thầy là chủ thể, động lực phát triển, người học là trung tâm”, PGS Thắng khẳng định.

Ông cũng nhấn mạnh, tòa nhà C7 hoàn thành là công sức của cả tập thể, của rất nhiều chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới, chuyên viên của các Bộ, Ngành, các Cục, Vụ đã hỗ trợ nhà trường.

“Đại học Bách khoa Hà Nội sẵn sàng đề xuất và thực hiện những dự án lớn hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường, của giáo dục đại học nước nhà và quá trình phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo đúng tinh thần một Bách khoa trách nhiệm, sáng tạo và xuất sắc”, PGS Thắng nói.

Ông Michael Drabble - Chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng thế giới, Chủ nhiệm Dự án SAHEP đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, bất chấp khó khăn, Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn rất kiên cường. Đây cũng là một bài học về tự chủ đại học.

Đại học Bách khoa Hà Nội khánh thành tòa nhà C7 thuộc Dự án do World Bank tài trợ -0
Ông Michael Drabble - Chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng thế giới, Chủ nhiệm Dự án SAHEP

Cùng với tòa nhà C7, một số kết quả tại Đại học Bách khoa Hà Nội trong giai đoạn 2019-2022 đã phản ánh rõ nét tác động quan trọng có được từ dự án SAHEP.

Theo đó, trong khuôn khổ dự án, bằng nguồn vốn đối ứng đã có 54/67 chương trình đào tạo được cập nhật, điều chỉnh đáp ứng yêu cầu của mô hình đào tạo. Giai đoạn 2019 -2022, tổng chương trình đào tạo thuộc dự án SAHEP của Đại học Bách khoa Hà Nội đã được kiểm định và đạt chứng nhận chất lượng tính đến thời điểm báo cáo là 20, đạt 167% kế hoạch đã đề ra.

Với việc tái cấu trúc mô hình Đại học Bách khoa Hà Nội và thành lập các trường Cơ khí, Điện - Điện tử, trường Vật liệu, trường Hoá và Khoa học sự sống theo các lĩnh vực đào tạo được thụ hưởng chính của Dự án SAHEP, các chương trình đào tạo đại học đủ điều kiện kiểm định của của cả 4 trường này đều được kiểm định chất lượng và đạt chứng nhận của các tổ chức quốc tế uy tín.

Công tác sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Số đơn vị thuộc/ trực thuộc đại học giảm từ 52 còn 42 đơn vị, giảm 50-60% số đầu mối đơn vị quản lý hành chính và đội ngũ cán bộ quản lý các cấp;...

Giáo dục

Trường Đại học Công nghệ GTVT tiếp nhận sinh viên ngoại trú tại các vùng có nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt sơ tán về trường
Giáo dục

Trường Đại học Công nghệ GTVT tiếp nhận sinh viên ngoại trú tại các vùng có nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt sơ tán về trường

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải vừa ban hành thông báo về việc tiếp nhận sinh viên ngoại trú tại các vùng đã và đang có nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 sơ tán về 3 cơ sở đào tạo của Trường. 

Nhìn lại hành trình "Tủ sách tiếng Việt"
Giáo dục

Nhìn lại hành trình "Tủ sách tiếng Việt"

Sáng kiến Tủ sách tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) và Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNN về NVNONN) là một dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hóa đọc và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.