Đại học Bách khoa Hà Nội công bố dự báo điểm chuẩn năm 2024

Ngày 19.7, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố dự báo điểm chuẩn tuyển sinh theo điểm thi Đánh giá tư duy (TSA) và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Lãnh đạo nhà trường cho biết, điểm chuẩn dự báo chỉ mang tính chất tham khảo và hỗ trợ thí sinh trong quá trình đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội. 

Để hỗ trợ các thí sinh đưa ra quyết định về việc lựa chọn nguyện vọng một cách hợp lý nhất, Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra dự báo điểm chuẩn cho 64 chương trình đào tạo tuyển sinh năm 2024.

Căn cứ theo điểm chuẩn các năm gần đây, số lượng tuyển sinh theo từng phương thức của các năm gần đây, xu thế lựa chọn các chương trình đào tạo, kết quả thi TSA, thi tốt nghiệp THPT và chỉ tiêu năm 2024, mô hình dự báo điểm chuẩn tuyển sinh các chương trình của Đại học Bách khoa Hà Nội theo điểm thi năm 2024 cho kết quả như sau:

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố dự báo điểm chuẩn năm 2024 -0Đại học Bách khoa Hà Nội công bố dự báo điểm chuẩn năm 2024 -1 Đại học Bách khoa Hà Nội công bố dự báo điểm chuẩn năm 2024 -2 Đại học Bách khoa Hà Nội công bố dự báo điểm chuẩn năm 2024 -3 Đại học Bách khoa Hà Nội công bố dự báo điểm chuẩn năm 2024 -4 Đại học Bách khoa Hà Nội công bố dự báo điểm chuẩn năm 2024 -5 Đại học Bách khoa Hà Nội công bố dự báo điểm chuẩn năm 2024 -6 Đại học Bách khoa Hà Nội công bố dự báo điểm chuẩn năm 2024 -7 Đại học Bách khoa Hà Nội công bố dự báo điểm chuẩn năm 2024 -8

Theo đó, năm 2024, chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội có điểm chuẩn dự báo cao nhất thuộc về lĩnh vực Công nghệ thông tin với ngành: Khoa học máy tính (IT1), Kỹ thuật máy tính (IT2) và Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo (IT-E10).

Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhu cầu nhân lực của nhóm ngành Công nghệ Thông tin ngày càng gia tăng nên nhu cầu lao động lớn. Điểm chuẩn dự báo của nhóm ngành này luôn nằm trong top cao nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội trong những năm gần đây.

Cũng theo bảng dự báo, điểm chuẩn thấp nhất dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT trong khoảng 20 - 22,75 điểm. Các ngành trong nhóm này là Kỹ thuật Môi trường (EV1), Quản lý Tài nguyên và Môi trường (EV2), CTTT Khoa học và kỹ thuật vật liệu (MS-E3), Công nghệ Dệt May (TX1). Mức dự báo năm 2024 của các ngành này có sự tăng nhẹ so với mức dự báo năm 2023 là 0,75 điểm.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng

Đối với phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu có thể đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 20 điểm theo thang điểm 30; Đối với phương thức xét tuyển theo điểm thi Đánh giá tư duy (TSA), ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu là 50 điểm theo thang điểm 100. Ngưỡng điểm xét tuyển trên áp dụng cho tất cả các chương trình đào tạo của Bách khoa Hà Nội. Cách thức tính điểm xét tuyển theo từng loại điểm được mô tả như sau:

Điểm xét theo điểm thi TNTHPT = Điểm theo tổ hợp + Điểm ưu tiên (nếu có)

Điểm xét theo điểm thi ĐGTD = Điểm thi TSA + Điểm ưu tiên (quy đổi về thang 100) + Điểm thưởng (nếu có)

Thí sinh cũng cần lưu ý yêu cầu về Ngoại ngữ khi đăng ký vào các chương trình học tập bằng tiếng Anh, ngành ngôn ngữ Anh và các chương trình liên kết đào tạo quốc tế (xem chi tiết trong Đề án tuyển sinh).

Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển 9.260 chỉ tiêu bằng 3 phương thức gồm: Xét tuyển tài năng (~20%); Xét tuyển dựa theo kết quả bài thi đánh giá tư duy (~30%); Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 (~50%).

THÍ SINH “NẰM LÒNG” 3 NGUYÊN TẮC KHI ĐẶT NGUYỆN VỌNG XÉT TUYỂN

1. Sắp xếp thứ tự nguyện vọng theo mức độ yêu thích và phù hợp của bản thân;

2. Tham khảo mức điểm chuẩn dự báo của Đại học Bách khoa Hà Nội để lựa chọn các nguyện vọng theo các mức điểm chuẩn khác nhau giúp tăng cao khả năng trúng tuyển;

3. Khi tìm hiểu các chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội, thí sinh và phụ huynh có thể liên hệ đến các kênh tuyển sinh và các chương trình đào tạo của Nhà trường để có những thông tin đầy đủ nhất.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.