"Cú hích lớn” để giáo dục đại học bứt phá

Muốn đạt được khát vọng đưa đất nước phát triển bứt phá, Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào giáo dục đại học để phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao. Hoàn thiện thể chế, chính sách được xác định là “cú hích lớn”, mang tính tiên quyết tạo nên thành công.

Hội thảo Giáo dục 2023 - Ảnh: Nghĩa Đức
Hội thảo Giáo dục 2023. Ảnh: Nghĩa Đức

Mấu chốt là chất lượng đầu ra

​​​​​"Phát triển giáo dục đại học được thể hiện ở 3 yếu tố: quy mô, cơ cấu và chất lượng. Trong đó, chất lượng là thước đo rất quan trọng về mức độ đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nền giáo dục đại học của chúng ta có cơ cấu, loại hình trường đa dạng, vấn đề phát triển rất cần có định hướng, có trọng tâm. 

Riêng về chính sách phát triển giáo dục đại học, để đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển đất nước, cần có những phương án cụ thể, trong đó xây dựng những tiêu chí, nguyên tắc để ưu tiên, có thể là: khoa học cơ bản; khoa học kỹ thuật; khoa học sức khỏe, phát triển công nghệ sinh học; chuyển đổi số, nhân lực công nghệ thông tin; khoa học xã hội".

- Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh -

“Gần đây, chúng tôi khảo sát 100 sinh viên, lựa chọn từ 2.000 hồ sơ đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh tài năng Viettel Digital Talent và kết quả cho thấy, 3/4 các em tự nhận xét những gì mình được học chỉ đáp ứng dưới 75% yêu cầu công việc, chỉ 2% cho rằng với những gì mình được trang bị có thể đáp ứng trên 90% yêu cầu. Tỷ lệ này là khá tương đồng với nhận định của các cán bộ được giao hướng dẫn, kèm cặp” - Đại tá Dương Xuân Phượng, Phó Giám đốc Học viện Viettel chỉ ra tại Hội thảo Giáo dục 2023 "Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chiều 5.11.

Dẫn chứng cho thấy vẫn tồn tại khoảng cách giữa nội dung đào tạo trong nhà trường và thực tế làm việc tại doanh nghiệp. Mặc dù những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, xuất sắc rất cao, có khi lên đến 99% trong khi thực tế năng lực đáp ứng chưa tới 70% yêu cầu công việc. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến quý I.2022, trong hơn 51,2 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, tỷ lệ dân số có chuyên môn kỹ thuật chỉ đạt 26,1% và tỷ lệ dân số có trình độ đại học là 11,1%. Điều này cho thấy Việt Nam đang thiếu lao động có tay nghề cũng như công nhân kỹ thuật bậc cao. Các nghiên cứu còn cho thấy, nguồn cung nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sẽ tiếp tục khan hiếm thời gian tới. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ còn cần phải đào tạo lại nếu muốn có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu.

Để không chậm nhịp phát triển, mấu chốt là bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo theo “tín hiệu thị trường”, cập nhật nội dung đào tạo gắn với yêu cầu của doanh nghiệp. Theo Đại tá Dương Xuân Phượng, thay vì chỉ đặt ra câu hỏi đến trường “học được kiến thức gì” thì cần hỏi “học xong có thể làm được gì”. Khảo sát nhu cầu thị trường chính là giải pháp góp phần tránh tình trạng lệch pha cung - cầu. Để làm được điều này, các trường đại học cần xây dựng và duy trì kết nối thường xuyên với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến đúng ngành nghề đào tạo của nhà trường.

Cùng quan điểm, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, PGS.TS. Lưu Bích Ngọc cho rằng, chủ trương về “mô hình ba nhà”, gồm Nhà nước - nhà trường và doanh nghiệp ở Việt Nam đã được thể chế hóa nhưng đến nay chủ yếu vẫn dừng lại trên văn bản. Thực tế việc cụ thể hóa chủ trương này hiện còn rất thiếu, chưa tạo được môi trường chính sách, cơ chế cần thiết để tạo dựng quan hệ hợp tác bền chặt giữa trường đại học và doanh nghiệp. Do đó, thời gian tới, hệ thống pháp luật phải khắc phục thực trạng trên, tạo điều kiện cho sự “bắt tay” chặt chẽ giữa đại học và doanh nghiệp, từ đó mang lợi ích cho cả hai khối.

Tự chủ phải đi vào chiều sâu

Nhìn về cơ chế tự chủ như một động lực để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, GS.TS. Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cần bảo đảm đủ số lượng nhưng chất lượng nhân lực cũng cần được đặc biệt coi trọng. Đơn cử ở ngành y, theo lộ trình nhân lực y tế đến năm 2030 chúng ta cơ bản đạt được, không cần tăng số lượng nữa song phải tăng chất lượng. Nghĩa là trong giai đoạn tới quy định mở ngành, mở trường, cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành… phải đồng bộ, nhất quán, cốt lõi là bảo đảm chất lượng. Theo GS.TS. Trần Diệp Tuấn, nhìn rộng ra thúc đẩy tự chủ đại học đúng nghĩa chính là thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học tập trung vào chất lượng. Vấn đề là cơ chế, chính sách phải để các trường thoát khỏi “mũ” đơn vị sự nghiệp công lập theo kiểu quản lý bao cấp.

Theo Giám đốc Đại học Đà Nẵng, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, trong bối cảnh hiện nay, cần đặt “tự chủ đại học” làm trung tâm trong vấn đề xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách. Theo đó, hệ thống pháp luật cần đồng bộ, nhất quán, tính tới yếu tố đặc thù của các trường đại học trong số các đơn vị sự nghiệp công lập, tính đến vai trò sở hữu, vai trò bộ chủ quản đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục.

“Tôi cho rằng để khắc phục hạn chế, bất cập, thúc đẩy kiến tạo, đổi mới tự chủ đại học trở thành khâu đột phá, động lực mới để phát triển, chúng ta cần một loạt nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, trước hết là nâng cao nhận thức, hoàn thiện pháp lý về tự chủ đại học. Ở đây, cần hoàn thiện pháp lý tự chủ đại học tiếp cận trên quan điểm về chủ sở hữu. Cơ chế, chính sách về đổi mới tự chủ đại học không những cần đáp ứng mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học mà phải bám sát yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt là chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ nói.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để hệ thống trường đại học công cải thiện mang tính bứt phá, phải huy động từ phía xã hội, doanh nghiệp một cách mạnh mẽ nhưng cũng phải có sự đầu tư mang tính đột phá. Đầu tư ở đây bên cạnh tài chính thì thể chế, chính sách là yếu tố mang tính tiên quyết, mở đường.

“Chúng ta nhìn ra rất nhiều vướng mắc về thể chế, chính sách. Trong đó, vướng lớn nhất là cơ sở giáo dục đại học áp dụng các quy định như đơn vị sự nghiệp công lập khác thì rất khó để tự chủ. Do đó, thời gian tới, cần tạo được hành lang pháp lý để tự chủ đại học thực sự có chiều sâu. Có thể, chúng ta phải đề xuất lấy tâm điểm là tự chủ đại học, từ đó rà soát cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật, nhìn ra cái chồng chéo, cản trở, mâu thuẫn để sửa đổi, mở đường cho tự chủ đại học, bứt phá, nâng cao chất lượng”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.