Công bố danh sách ứng viên được Hội đồng GS ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận GS, PGS năm 2023

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2023.

Theo đó, danh sách này có tổng 606 ứng viên, trong đó 58 ứng viên GS và 548 ứng viên PGS.

So với con số 695 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2023, danh sách này đã giảm 89 người. Những ứng viên này là trường hợp không đủ tiêu chuẩn xét công nhận GS, PGS hoặc có đơn xin rút. 

Số ứng viên GS, PGS lọt vòng đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2023 của các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành cụ thể như sau:

- HĐGS liên ngành Chăn nuôi - Thú y - Thuỷ sản: 25 ứng viên, trong đó có 5 ứng viên GS, 20 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Cơ học: 6 ứng viên, trong đó có 2 ứng viên GS, 4 ứng viên PGS.

- HĐGS liên ngành Cơ khí - Động lực: 43 ứng viên, trong đó có 6 ứng viên GS, 37 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Công nghệ thông tin: 15 ứng viên, trong đó có 2 ứng viên GS, 13 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Dược học: không có ứng viên GS, có 8 ứng viên PGS. 

- HĐGS liên ngành Điện - Điện tử - Tự động hóa: 30 ứng viên, trong đó có 3 ứng viên GS, 27 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Giao thông vận tải: 20 ứng viên, trong đó có 1 ứng viên GS, 19 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Giáo dục học: không có ứng viên GS, có 22 ứng viên PGS.

- HĐGS liên ngành Hóa học - CNTP: 56 ứng viên, trong đó có 6 ứng viên GS, 50 ứng viên PGS.

- HĐGS liên ngành Khoa học trái đất - Mỏ: 14 ứng viên, trong đó có 2 ứng viên GS, 12 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Kinh tế: 92 ứng viên, trong đó có 6 ứng viên GS, 86 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Luật học: 12 ứng viên, trong đó có 2 ứng viên GS, 10 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Luyện kim: 3 ứng viên, trong đó có 1 ứng viên GS, 2 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Ngôn ngữ học: không có ứng viên GS, có 4 ứng viên PGS.

- HĐGS liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp: 31 ứng viên, trong đó có 4 ứng viên GS, 27 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Sinh học: 30 ứng viên, trong đó có 2 ứng viên GS, 28 ứng viên PGS.

- HĐGS liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học: không có ứng viên GS, có 4 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Tâm lý học: 8 ứng viên, trong đó có 1 ứng viên GS, 7 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Thủy lợi: 10 ứng viên, trong đó có 2 ứng viên GS, 8 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Toán: 26 ứng viên, trong đó có 2 ứng viên GS, 24 ứng viên PGS.

- HĐGS liên ngành Triết học - Xã hội học - Chính trị học: không có ứng viên GS, có 14 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành, liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục thể thao: 11 ứng viên, trong đó có 2 ứng viên GS, 9 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Văn học: không có ứng viên GS, có 4 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Vật lý: 26 ứng viên, trong đó có 1 ứng viên GS, 25 ứng viên PGS.

- HĐGS liên ngành Xây dựng - Kiến trúc: 25 ứng viên, trong đó có 2 ứng viên GS, 23 ứng viên PGS.

- HĐGS ngành Y học: 67 ứng viên, trong đó có 6 ứng viên GS, 61 ứng viên PGS.

Riêng với 2 ngành Khoa học An ninh và ngành Khoa học Quốc phòng, Hội đồng Giáo sư Nhà nước không công bố chi tiết lý lịch khoa học của ứng viên đủ tiêu chuẩn. 

Xem danh sách cụ thể các ứng viên GS, PGS tại đây.

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.