Cơn sốt ChatGPT: Tác động mạnh đến giáo dục, truyền thông

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam, giáo dục và truyền thông sẽ là hai ngành chịu tác động mạnh nhất của ứng dụng chatbot dùng trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT. Tuy nhiên, còn quá sớm để đánh giá tác động chi tiết đến các ngành nghề cũng như cuộc sống con người, xã hội của ứng dụng này.

Lý giải về sự bùng nổ của ChatGPT, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài chia sẻ, lần đầu tiên có một chatbot (chat tự động) AI dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn được mở cho công chúng sử dụng như một sản phẩm hoàn thiện, dù mới là phiên bản thử nghiệm.

Ông cho rằng, ChatGPT mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng bởi sự cẩn thận, xuất sắc trong việc làm dữ liệu huấn luyện, tinh chỉnh mô hình. Khả năng viết (tạo sinh) ngôn ngữ của ChatGPT rất tốt, mượt mà, logic, mang lại cảm giác giống như người viết.

Theo PGS Hoài, ChatGPT cho thấy, các mô hình AI nhận thức trong các ứng dụng nhiều người dùng đang trở nên khả thi hơn, tiến gần hơn đến mục tiêu xây dựng những mô hình AI nhận thức có khả năng như con người về suy nghĩ, lập luận, sử dụng ngôn ngữ hay sáng tạo.

Cơn sốt ChatGPT: Tác động mạnh đến giáo dục, truyền thông -0

Tuy nhiên, theo PGS Hoài, mô hình chatbot AI như ChatGPT vẫn có những hạn chế như chỉ mô phỏng được tốt cách sinh ngôn ngữ (câu trả lời), cách viết của con người chứ không thể đảm bảo tính chính xác của nội dung.

Ông cho rằng, còn quá sớm để đưa ra những nhận định mang tính khái quát hay vĩ mô về ChatGPT. “Cần có thời gian cho những đánh giá nghiêm túc, hệ thống, bài bản hơn về ứng dụng này”, PGS Hoài nói.

Về tác động ChatGPT đến hoạt động kinh doanh, xã hội, cuộc sống, PGS. Hoài cho rằng, đây vẫn là câu hỏi mở cần thời gian kiểm nghiệm thêm.

Dù vậy, các công nghệ và sản phẩm AI tạo sinh như ChatGPT sẽ thay đổi đáng kể

PGS. TS Nguyễn Xuân Hoài cho rằng, ChatGPT sẽ không thay thế giáo viên tuy nhiên, những người làm giáo dục có thể sẽ phải thay đổi cách dạy, cách ra đề và các kiểm tra đánh giá. Ông cũng cho rằng, AI tạo sinh và các sản phẩm dựa trên công nghệ AI tạo sinh như ChatGPT chắc chắn là xu thế công nghệ AI trong tương lai gần. “Xu thế trong thời gian tới vẫn là con người kết hợp với sự trợ giúp AI để làm việc”, PGS. Hoài nói.

một số ngành, lĩnh vực, đặc biệt là những ngành có nhu cầu cần tạo ra nhiều nội dung, như giáo dục hay truyền thông.

“Giáo dục và truyền thông sẽ là những ngành chịu tác động đầu tiên và lớn nhất, sau đó có thể là nghệ thuật và các ngành khác”, PGS Hoài chia sẻ.

Ngôn ngữ mượt mà nhưng tính cập nhật chưa cao

Là người làm trong ngành truyền thông, anh Nguyễn Trung Hiếu sớm sử dụng ứng dụng ChatGPT dù sản phẩm chưa được phổ biến tại Việt Nam. Anh Hiếu cho rằng, điểm nổi bật nhất của ứng dụng chatbot này là ngôn ngữ mượt mà, logic.

Nhiều khi chat với ChatGPT cảm giác như đang nói chuyện với một người bạn thông minh và khôn khéo. Chẳng hạn, anh Hiếu đặt câu hỏi “Bạn có thay thế công việc của nhà báo không?”, ứng dụng này trả lời: “Không, tôi không thể thay thế hoàn toàn công việc của nhà báo. Nhà báo có nhiệm vụ tìm kiếm, đánh giá và truyền tải thông tin đến công chúng, trong khi tôi chỉ có thể trả lời câu hỏi và cung cấp thông tin dựa trên dữ liệu của tôi”.

Cơn sốt ChatGPT: Tác động mạnh đến giáo dục, truyền thông -0
Nhiều người quan tâm tới ứng dụng ChatGPT. ẢNH: PV

Anh Hiếu cũng cho rằng, ChatGPT không phải là công cụ vạn năng, có thể trả lời nhiều câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi ở thời tương lai do hạn chế về dữ liệu. Ngay trong phần giới thiệu ứng dụng cũng lưu ý, các dữ liệu của ChatGPT chủ yếu tập trung từ năm 2021 trở lại. Đặc biệt nhiều thông tin mang tính chất địa phương, vùng miền được ChatGPT cho ra câu trả lời khá hài hước.

Dù vậy, là một người cha có con đang học tiểu học, anh Hiếu lo lắng bởi ChatGPT có thể làm hộ những bài văn, nhất là văn miêu tả, dù còn đôi chỗ cần sửa.

Khi anh Hiếu đặt câu hỏi “Làm một bài văn tả con mèo”, chỉ mất vài giây ChatGPT cho ra một bài văn hoàn chỉnh và khá sinh động, dù đôi chỗ cần sửa mượt mà hơn. Anh Hiếu cho rằng, ngành giáo dục cần xem xét nghiêm túc tác động của những ứng dụng như ChatGPT với giáo dục để có giải pháp phù hợp.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.