Còn nhiều khó khăn trong mở lớp xóa mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Đắk Glong là địa phương có tỷ lệ người mù chữ lớn nhất tỉnh Đắk Nông. Những năm qua, ngành giáo dục huyện này đã tổ chức nhiều lớp xóa mù chữ, trong đó có nhiều lớp học được triển khai từ nguồn kinh phí xã hội hóa.

U60 đến trường tìm "con chữ"

Chiếc điện thoại thông minh của bà Triệu Mùi Gỉn ở thôn 4, xã Đắk Ha (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) liên tục đổ chuông trước khi vào lớp học. Người phụ nữ 58 tuổi khẽ vuốt màn hình rồi trò chuyện với người phía bên kia đầu dây.

Không biết chữ, lại kèm nhèm vì mắt kém, thế nhưng mọi thao tác trên điện thoại, lại được bà Gỉn thực hiện thành thạo và chính xác mà không gặp bất cứ một trở ngại nào.

“Trước đây, chúng tôi chưa một lần đi học, lên xã làm giấy tờ gì thì chỉ lăn tay điểm chỉ, đến giấy khai sinh cho mấy đứa con, vợ chồng tôi cũng phải nhờ người viết giúp. Bữa nay được đi học, biết chữ, tự viết được nên sung sướng lắm, cứ như mình trẻ ra vài chục tuổi”, bà Triệu Mùi Gỉn phấn khởi chia sẻ kết quả sau 2 đợt tham gia lớp xóa mù chữ.

Xóa mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số -0
Bà Triệu Mùi Gỉn (bên trái) hiện tại đã biết đánh vần sau khi hoàn thành một khóa học

Bà Gỉn cho biết, hai năm trước bà đã tham gia lớp xóa mù chữ, thế nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sau khi hoàn thành khóa học đầu tiên, bà và nhiều học viên khác cũng phải tạm dừng đến lớp để phòng, chống dịch.

Đến nay, sau hơn 1 năm mới quay lại lớp học lớp xóa mù chữ do Trường tiểu học - THCS Trần Quốc Toản, xã Đắk Ha tổ chức, vốn kiến thức tích lũy từ khóa học trước cũng đã rơi rụng ít nhiều nên bà tích cực đến lớp tìm “cái chữ”.

Theo Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục xóa mù chữ xã Đắk Ha, năm 2022, địa phương này đã mở được lớp học xóa mù chữ dành cho các học viên từ 16-65 tuổi trên địa bàn xã.

Tất cả học viên là người dân tộc thiểu số, xưa nay chỉ quen với công việc nương rẫy và rất ít người có đủ khả năng viết được tên của mình. Không biết chữ, khiến người dân gặp nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, hạn chế trong phát triển kinh tế gia đình và chăm lo, dạy bảo con cái.

Nhân rộng mô hình xóa mù chữ

Huyện Đắk Glong có 7/7 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn. Theo thống kê, tỷ lệ người mù chữ trên địa bàn còn chiếm hơn 15% (khoảng trên 7.220 người) trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi.

Theo ông Lê Đại Thành, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Đắk Glong, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người mù chữ trên địa bàn còn cao.

Cụ thể, người dân là đồng bào dân tộc, nhất là dân tộc Mông sinh sống rải rác vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn nên nhiều trường hợp ngại đến trường và bỏ học.

Hiện nay, các điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Một số trường còn nhiều điểm trường nhỏ lẻ, môi trường vui chơi, học tập cho học sinh còn hạn chế.

Nhiều hộ gia đình chuyển chỗ ở để làm kinh tế, gây khó khăn trong theo dõi, cập nhật, quản lý đối tượng phổ cập và vận động tham gia các lớp phổ thông, xóa mù chữ.

Xóa mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số -0
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Nông, nâng cao hiệu quả các lớp xóa mù chữ là giải pháp góp phần kéo giảm tỷ lệ người mù chữ, tái mù chữ

Bên cạnh đó, lãnh đạo phòng GD-ĐT huyện Đắk Glong cũng nhìn nhận, trung tâm học tập cộng đồng và các trường học chưa phát huy tốt việc tuyên truyền, vận động người dân mù chữ đăng ký học. Đội ngũ giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục kiêm nhiệm nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả. Kinh phí còn hạn chế, nên khó khăn trong công tác mở các lớp xóa mù chữ.

Là huyện có tỷ lệ người mù chữ cao nhất tại Đắk Nông, theo ông Thành, riêng năm 2022, Phòng GD-ĐT huyện đã tham mưu UBND huyện Đắk Glong mở 17 lớp xóa mù chữ; trong đó có 7 lớp theo hình thức xã hội hóa. Các lớp học thu hút đông người dân tham gia, thậm chí cả những người cao tuổi.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, tăng tỷ lệ xóa mù chữ, ông Lê Đại Thành cho rằng, giải pháp dài hơi là địa phương tập trung thực hiện tốt công tác vận động học sinh đi học, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Trong đó, cùng với nâng cao chất lượng dạy và học, phòng chỉ đạo các trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa để không chỉ phát triển năng lực mà còn tạo động lực để học sinh tích cực hơn trong học tập.

Trong khi đó, ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, nâng cao hiệu quả các lớp xóa mù chữ được xem là một giải pháp quan trọng góp phần kéo giảm tỷ lệ người mù chữ, tái mù chữ.

Thời gian tới, các ngành, địa phương tích cực hơn nữa trong việc quản lý địa bàn dân cư; tuyên truyền người dân hiểu được tầm quan trọng việc biết chữ để chính bản thân họ phát triển giao lưu với cộng đồng xã hội.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng tiếp tục đẩy mạnh xây dựng gia đình hiếu học, cá nhân hiếu học, cộng đồng khuyến học để tham gia tích cực hơn góp phần xây dựng, giảm tải việc mù chữ trong xã hội…

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.