Coi giải quyết bạo lực học đường là nhiệm vụ cấp bách của giáo dục

Công an huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) vừa ban hành Quyết định khởi tố bị can đối với C.T.T.H. (16 tuổi, học sinh lớp 11, ngụ tại xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn) để điều tra về hành vi "làm nhục người khác". Quyết định này đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận. Đây có thể coi là lần đầu tiên hành vi bạo lực học đường giữa các em học sinh bị khởi tố.

Coi giải quyết bạo lực học đường là nhiệm vụ cấp bách của giáo dục -0
Không chỉ cổ vũ, mà nhiều em học sinh còn quay clip câu view trước hành vi bạo lực học đường

Tình trạng bạo lực học đường gần đây gia tăng rất nghiêm trọng và hiện không còn là vấn đề xã hội thông thường nữa mà đã trở thành tệ nạn hết sức nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của học sinh, gây bất an trong dư luận xã hội.

Nguy hiểm hơn là tệ nạn này đang được nhiều em học sinh xem là rất bình thường, thậm chí một số em còn thích xem các bạn đánh nhau để quay clip tung lên mạng với mục đích câu like, câu view... Minh chứng là nhiều vụ việc xảy ra các em khác có mặt đều không hỗ trợ, can thiệp nhằm ngăn chặn ngay từ đầu hành động bạo lực, đánh hội đồng làm nhục người khác mà còn hò reo, khích lệ, cổ vũ cho hành vi vi phạm pháp luật này. Điều này không những thể hiện sự thờ ơ, vô cảm của các em trước tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật, đe dọa sức khỏe, tính mạng bạn bè mà còn biểu hiện sự thiếu tình yêu thương, đùm bộc giữa các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.

Chính vì vậy, ngành giáo dục - đào tạo cần coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần quan tâm giải quyết. Theo đó, ngay từ đầu năm học các nhà trường sớm đưa các buổi học, có thể là ngoại khóa để giáo dục, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến hành vi bạo lực học đường. Từ đó, giúp các em học sinh nắm bắt quy định pháp luật, có thêm kiến thức nhằm điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, nhất là cho các em biết rõ hành vi đó là vi phạm pháp luật, tội phạm có thể bị xử lý hình sự.

Song song với giải pháp này, cơ quan chức năng phải thường xuyên, tăng cường hoạt động cảnh báo, răn đe đến các học sinh, đồng thời hình phạt nặng với những hành vi vi phạm liên quan đến bạo lực học đường, nhất là hạn chế, phòng ngừa việc thiếu hiểu biết pháp luật nhưng thích thể hiện của các em học sinh. Tuyệt đối không thể tiếp tục dung túng bao che, xử nhẹ hoặc bỏ qua các vụ bạo lực học đường vì lý do các em còn trẻ tuổi, bởi như vậy sẽ không có tác dụng, răn đe phòng ngừa về sau.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cần xem xét xử lý các đối tượng có hành vi cổ vũ, quay clip phát tán lên mạng xã hội và vô cảm, không can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân. Bởi, những học sinh này cũng vi phạm pháp luật khi cổ vũ cho hành vi bạo lực; đồng phạm về hành vi làm nhục người khác, nhất là việc phát tán lên mạng xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng đến nạn nhân...

Giáo dục

Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế TP. Hà Nội: Hơn 80% thí sinh đạt yêu cầu theo chuẩn IC3 và IC3 Spark
Giáo dục

Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế TP. Hà Nội: Hơn 80% thí sinh đạt yêu cầu theo chuẩn IC3 và IC3 Spark

Vòng Sơ khảo cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế TP. Hà Nội năm học 2024-2025 đã thu hút gần 3.500 thí sinh tham gia tranh tài. Trong đó, hơn 80% thí sinh đạt trên 700 điểm - mức điểm đáp ứng tiêu chuẩn của IC3 và IC3 Spark (hai chứng chỉ Tin học quốc tế được áp dụng cho học sinh đồng cấp tại Mỹ cũng như hơn 150 quốc gia trên thế giới). 

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?

Thi tốt nghiệp THPT 2025 năm nay có hơn 1,1 triệu thí sinh dự thi. Có hai đối tượng dự thi là thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, mã đề thi trong phòng thi năm nay tăng lên 48 mã đề. Vậy có khó khăn gì khi tăng số mã đề thi lên gấp đôi trong công tác tổ chức thi? Chất lượng của đề thi sẽ ra sao so với trước đây?...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng nay, 7.4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Phương Đông Tashkent, gặp gỡ giáo viên và sinh viên học tiếng Việt tại đây.

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?
Giáo dục

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?

Những ngày vừa qua, thông tin Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục - những người nổi tiếng, có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng liên quan tới hành vi sản xuất, quảng cáo và phân phối sản phẩm kẹo rau củ Kera, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"
Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"

Nhắn nhủ các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trên con đường phía trước, sẽ không ít lần các em cảm thấy hoang mang khi đứng giữa các ngã rẽ. Nhưng các em hãy nhớ rằng, đặc quyền của tuổi trẻ là “thử và sai”. Thành công không đến từ những con đường bằng phẳng, mà là kết quả của nhiều phép thử.