Cơ sở giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy bình đẳng giới

“Bằng cách đầu tư vào nền giáo dục có chất lượng nhằm thúc đẩy bình đẳng và hòa nhập giới, chúng ta có thể giải quyết các thách thức về giới và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người".

Đây là nhấn mạnh của Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken tại chương trình "She Leads Here" (Phụ nữ lãnh đạo) do Trường Đại học Ngoại thương phối hợp cùng 4 Đại sứ quán (G4) - Đại sứ quán Canada, Đại sứ quán Thụy Sỹ, Đại sứ quán New Zealand, Đại sứ quán Na Uy tổ chức chiều 7.3.

Chương trình hướng tới chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3.1910 - 8.3.2024), với mục đích nhân rộng tiếng nói và hình mẫu của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực, nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị và hình ảnh của phụ nữ với tư cách là những nhà lãnh đạo. Đồng thời, truyền cảm hứng phá bỏ rào cản về giới, khuyến khích tiếng nói và thúc đẩy bình đẳng giới; giới thiệu những câu chuyện thành công về thành tích, khả năng lãnh đạo của phụ nữ.

Tham dự chương trình có Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil; Quyền Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam Wendy Hinton; Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken và Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass.

Đầu tư vào nền giáo dục có thể giải quyết các thách thức về giới -0
Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil; Quyền Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam Wendy Hinton; Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken và Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass tham dự chương trình "She Leads Here", tổ chức tại Trường Đại học Ngoại thương chiều 7.3

“Mọi sự khác biệt đều được tôn trọng”

Phát biểu tại chương trình, PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết, với lịch sử phát triển 64 năm cùng sứ mệnh phụng sự xã hội bằng sự xuất sắc trong giáo dục, sáng tạo và chuyển giao tri thức, Trường Đại học Ngoại Thương luôn tự hào về các thế hệ sinh viên tài năng, các thế hệ cựu sinh viên luôn giữ được ngọn lửa đam mê và sẵn lòng trải nghiệm những "khúc quanh" của cuộc đời.

Bên cạnh đó, nhà trường luôn tự hào về môi trường giáo dục quốc tế mở được hình thành, duy trì từ những ngày đầu mới thành lập.

“Ở Ngoại thương, với giá trị cốt lõi đa dạng và hoà hợp, chúng tôi không có sự phân biệt giới tính, vùng miền, châu lục… Nhà trường mong muốn mọi sự khác biệt đều được tôn trọng và dung hoà điểm tốt, thế mạnh của mỗi cá thể để tạo nên sức mạnh của tổ chức”, PGS.TS Phạm Thu Hương nói.

Đầu tư vào nền giáo dục có thể giải quyết các thách thức về giới -0
PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương phát biểu

PGS.TS Phạm Thu Hương bày tỏ hy vọng, mỗi người phụ nữ được truyền cảm hứng trong sự kiện “She leads here” sẽ có thêm niềm tin để viết tiếp câu chuyện của chính mình.

“Đặc biệt, hy vọng cả nam giới và nữ giới đều là những người bạn đồng hành thấu hiểu và tin cậy của phụ nữ. Vì khi cùng nhau và đồng lòng, chúng ta sẽ dám đối mặt với thử thách và vượt qua mọi giới hạn. Có lẽ đó là cách mà tất cả chúng ta thực sự tôn vinh phụ nữ, không chỉ nhân dịp 8.3 mà còn trong tất cả các ngày của năm”, PGS.TS Phạm Thu Hương nhấn mạnh.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cũng đồng thời bày tỏ mong muốn các thông điệp được chia sẻ trong sự kiện "She Leads Here" sẽ là nguồn động viên và cảm hứng cho mọi người trong hành trình tiến tới sự tiến bộ, thành công, bình đẳng giới và sự phát triển của xã hội.

Theo ngài Shawn Steil - Đại sứ Canada tại Việt Nam, sự kiện "She Leads Here" được tổ chức nhằm mục đích nâng cao tiếng nói của các nhà lãnh đạo nữ.

“Tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc phá bỏ các rào cản. Và chúng tôi, các nước: Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ sẽ tiếp tục ưu tiên sự tham gia có ý nghĩa của các người phụ nữ trẻ trong tất cả sự đa dạng”, ngài Shawn Steil nói.

Đầu tư vào nền giáo dục có thể giải quyết các thách thức về giới -0
Ngài Shawn Steil - Đại sứ Canada tại Việt Nam

Ngài Đại sứ cũng nhấn mạnh vai trò lãnh đạo mà Đại sứ quán G4 đã chứng minh từ lâu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. Theo đó, Canada có Chính sách Hỗ trợ Quốc tế về Nữ quyền nhằm tìm cách xóa đói giảm nghèo và xây dựng một thế giới hòa bình hơn, toàn diện hơn và thịnh vượng hơn.

“Canada tin tưởng chắc chắn rằng, thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái là cách tiếp cận hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này. Theo hướng này, tại Việt Nam, chúng tôi đảm bảo thực hiện Chính sách Hỗ trợ Quốc tế về Nữ quyền của Canada trong mỗi dự án phát triển của chúng tôi - dù là hỗ trợ doanh nhân nữ hay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”, ngài Shawn Steil cho hay.

Với Na Uy, trong lĩnh vực bình đẳng giới, Na Uy đã đi đầu trong các sáng kiến như Chiến lược Bình đẳng Giới, nhấn mạnh vào giáo dục, an toàn trên không gian mạng, sức khỏe phụ nữ và phòng chống bạo lực. Thông qua các dự án hợp tác tại Việt Nam, Na Uy tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới bằng cách tăng cường quyền của phụ nữ và trẻ em gái, trao quyền cho phụ nữ trong tất cả lĩnh vực bao gồm phòng chống bom mìn, xây dựng chính sách nhằm bảo vệ các chuẩn mực toàn cầu trước các hành vi có hại như phân biệt giới và lựa chọn giới tính một cách thiên vị.

Đối tác thân thiết của G4 là Thụy Sỹ cũng nhất quán lồng ghép quan điểm nhạy cảm về giới vào các dự án của mình tại Việt Nam, với trọng tâm là góp phần xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ví dụ, thông qua nâng cao nhận thức thông qua giáo dục và các hoạt động tiếp cận cộng đồng, trao quyền cho phụ nữ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số.

New Zealand luôn ưu tiên sát cánh cùng phụ nữ Việt Nam. Trong những năm qua, New Zealand đã thể hiện sự hỗ trợ vững chắc thông qua nhiều dự án phát triển khác nhau, cung cấp hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là những người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương. Hỗ trợ này bao gồm các chương trình xây dựng năng lực, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ sinh kế và các dự án nhằm chống bạo lực trên cơ sở giới. 

Thách thức về bình đẳng giới 

4 diễn giả trình bày tại sự kiện gồm: chị Katie Nguyen - đại diện Tập đoàn Sunwah tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Tổng Giám đốc Sunwah Việt Nam; chị Nguyễn Hoàng Điệp - đạo diễn điện ảnh, nhà sản xuất phim; chị Đỗ Thị Thanh Nhàn - Giám đốc Chương trình Viện trợ Nhân dân Na Uy (NPA) tại tỉnh Thừa Thiên Huế; chị Chal Thi - nhà sáng lập Mật hoa dừa Sokfarm.

Đầu tư vào nền giáo dục có thể giải quyết các thách thức về giới -0
Đầu tư vào nền giáo dục có thể giải quyết các thách thức về giới -0
Các diễn giả chia sẻ tại chương trình

Thông qua những câu chuyện truyền cảm hứng về việc vượt qua khó khăn, định kiến xã hội để làm chủ cuộc sống, gặt hái thành công trong con đường sự nghiệp được chia sẻ lần lượt từ các vị khách mời, cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương cũng như người tham dự như được tiếp thêm động lực, có thêm nhiều góc nhìn về vai trò quan trọng của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình và xã hội. 

Phiên thảo luận được điều phối bởi ngài Thomas Gass - Đại sứ Thuỵ Sỹ tại Việt Nam, cùng sự tham gia trao đổi từ Quyền Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Hinton và 4 diễn giả đã diễn ra sôi nổi xoay quanh chủ đề vai trò của phụ nữ trong công việc và lãnh đạo. 

Đầu tư vào nền giáo dục có thể giải quyết các thách thức về giới -0
Phiên thảo luận được điều phối bởi ngài Thomas Gass - Đại sứ Thuỵ Sỹ tại Việt Nam, cùng sự tham gia trao đổi từ Quyền Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Hinton và 4 diễn giả

Trả lời cho câu hỏi về việc “bản thân phụ nữ cần làm gì để có thể nâng cao giá trị trong 1 tổ chức, Quyền Đại sứ New Zealand tại Việt Nam nhấn mạnh 3 yếu tố: "giáo dục", "đừng nghi ngờ bản thân" và "hãy bước ra và làm việc". 

Phiên thảo luận là cơ hội để cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương được giao lưu với các chính khách; cũng là cơ hội để các chính khách có hiểu biết sâu hơn về nhà trường, tạo điều kiện kết nối giáo dục giữa Trường Đại học Ngoại thương với các đối tác.

Phát biểu bế mạc chương trình, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakkhen nhận định, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Theo Đại sứ, ở Na Uy, những năm 1970 là một bước ngoặt về bình đẳng giới nhờ phong trào phụ nữ mạnh mẽ và thực sự phát triển trong suốt những năm 1960. Luật Bình đẳng giới được thông qua vào năm 1978. Nhiều đảng phái chính trị hướng tới mục tiêu cân bằng giới trong vai trò lãnh đạo của họ.

“Tuy nhiên, những thách thức về bình đẳng giới vẫn tồn tại ở Việt Nam - cũng như ở Na Uy, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ và các nơi khác, ảnh hưởng đến cuộc sống và cơ hội của phụ nữ và trẻ em gái. Từ những định kiến ​​về giới trong xã hội cho đến khả năng tiếp cận các cơ hội giáo dục và kinh tế một cách bất bình đẳng, bạo lực và phân biệt đối xử trên cơ sở giới - những trở ngại có vẻ khó khăn”, Đại sứ Hilde Solbakkhen nói. 

Đầu tư vào nền giáo dục có thể giải quyết các thách thức về giới -0
Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakkhen phát biểu tại chương trình
Đầu tư vào nền giáo dục có thể giải quyết các thách thức về giới -0
Các đại biểu tham dự chương trình

Theo Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, cách tốt nhất để vượt qua điều này là thông qua khả năng phục hồi, tiếp tục tin tưởng vào khả năng của bản thân và làm việc chăm chỉ, đồng thời thúc đẩy các mạng lưới hỗ trợ.

“Thách thức về sự bất bình đẳng giới và trao quyền cho các cá nhân là nhiệm vụ của mọi người. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi về tư duy và việc giáo dục thế hệ trẻ có hy vọng lớn nhất sẽ mang lại điều đó. Có nghĩa rằng, các cơ sở giáo dục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Bằng cách đầu tư vào nền giáo dục có chất lượng nhằm thúc đẩy bình đẳng và hòa nhập giới, chúng ta có thể giải quyết các thách thức về giới và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người”, Đại sứ Hilde Solbakkhen nhấn mạnh.

Giáo dục

Nhiều trường học tổ chức hoạt động ý nghĩa kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Giáo dục

Nhiều trường học tổ chức hoạt động ý nghĩa kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Hòa chung bầu không khí chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 – 22.12.2024), nhiều trường học đã tổ chức Lễ kỷ niệm, qua đó giáo dục về lòng yêu nước, biết ơn cho thế hệ học trò. 

Tin tức giáo dục nổi bật tuần qua: Thay đổi trong xét tuyển đại học, cảnh báo lừa đảo sinh viên...
Giáo dục

Tin tức giáo dục nổi bật tuần qua: Thay đổi trong xét tuyển đại học, cảnh báo lừa đảo sinh viên...

Nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ; Bộ Giáo dục và Đào tạo chấn chỉnh Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Chính phủ phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục đào tạo; Cảnh báo hình thức lừa đảo sinh viên mới... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Ngày 20.12, tại Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với nhóm doanh nghiệp, trường đại học của Nhật Bản nhằm trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác phát triển điện hạt nhân giữa Việt Nam - Nhật Bản.

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Bộ GD-ĐT cho phép các trường phổ thông xây cao đến 5 tầng
Giáo dục

Bộ GD-ĐT cho phép các trường phổ thông xây cao đến 5 tầng

Ở cấp tiểu học, Bộ GD-ĐT quy định, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục cao không quá 5 tầng, tăng 2 tầng so với quy định cũ. Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học cao không quá 5 tầng, tăng 1 tầng so với quy định cũ.

Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính: Vinh danh GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An
Giáo dục

Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính: Vinh danh GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An

Trong hai ngày 20 - 21.12, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện nghiên cứu LCOMS, Trường Đại học Lorraine, CH Pháp đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính - International Conference on Applied Mathematics and Computer Science (ICAMCS 2024).

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ sinh học ứng dụng”: Diễn đàn để nhà khoa học, giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu
Giáo dục

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ sinh học ứng dụng”: Diễn đàn để nhà khoa học, giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu

Sáng ngày 20.12, Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức “Hội thảo quốc tế công nghệ sinh học và ứng dụng”. Hội nghị tập trung vào các chủ đề liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành trong công nghệ sinh học ứng dụng, đóng góp học thuật và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm.