Tư vấn tuyển sinh năm 2024:

Có nên tham gia các lớp luyện thi Đánh giá năng lực không?

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, việc có tham gia các lớp ôn luyện hay không là phụ thuộc vào quyền của thí sinh. Tuy nhiên, nếu không học tập một cách nghiêm túc, không tìm hiểu kỹ hoặc không chuẩn bị tốt, dù có tham gia lớp ôn luyện hay không, kết quả cũng sẽ không thay đổi.

Có nên tham gia các lớp luyện thi Đánh giá năng lực hay không và có nên “ôn tủ” hay không? - đó là nhiều câu hỏi thắc mắc của thí sinh gửi đến Báo Đại biểu Nhân dân. 

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội trả lời:

Đây là câu hỏi thường xuyên được thí sinh quan tâm và tương tác trên các diễn đàn.

Trước hết, về vấn đề “có nên ôn tủ hay không”, chúng tôi chủ trương ngay từ đầu, thiết kế kỳ thi Đánh giá năng lực hướng tới đánh giá năng lực của thí sinh, không khu trú vào một khu vực, một vùng kiến thức giới hạn. Tất cả kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THPT, chúng tôi đều có những câu hỏi để kiểm tra, đánh giá.

Do vậy, việc ôn luyện là cần thiết. Thí sinh có thể ôn luyện bằng bất kỳ hình thức nào, nhưng cần xác định, “ôn luyện” và “ôn tủ” là hoàn toàn khác nhau. Nếu xác định sẽ “ôn tủ” một phần nào đó sẽ là thất bại đối với bài thi Đánh giá năng lực. Chúng tôi khuyến cáo thí sinh học một cách nghiêm túc trên lớp. Các em có thể ôn tập ở trên lớp, tự ôn ở nhà, ôn tập theo nhóm hoặc tham gia một lớp học nào đó - đây là quyền của thí sinh. Nhưng nếu xác định rằng mình chỉ “ôn tủ” một nhóm kiến thức sẽ thất bại.

Có nên tham gia các lớp luyện thi Đánh giá năng lực hay không? -0
Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 (Ảnh: VNU)

Ở kỳ thi Đánh giá lực, mỗi bạn thí sinh một đề riêng biệt, độc lập. Do vậy, thí sinh có ôn cũng không bao giờ “trúng tủ” một đề nào đó. Kho đề thi của chúng tôi tương đối lớn, phổ quát chương trình THPT, đủ rộng để cho thí sinh có những câu hỏi riêng biệt. Các em có thể nói rằng mình đã ôn đủ khi nắm kiến thức trong chương trình THPT tương đối vững chắc.

Về vấn đề có nên tham gia lớp luyện thi hay không, năm 2023, chúng tôi có khảo sát hơn 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực. 63% thí sinh trả lời rằng tham dự kỳ thi với tâm thế tự ôn tập hoặc chỉ ôn tập trên lớp. Một lượng nhỏ thí sinh có tham gia các lớp luyện thi, nhưng điểm cũng không cao.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo nhấn mạnh lại rằng, việc ôn tập là cần thiết. Bất kỳ một kỳ thi nào, chúng ta đều phải xác định ứng xử nghiêm túc bằng việc tham gia các hoạt động học tập của mình, như học tập trên lớp. Thí sinh khi học tập một cách nghiêm túc, đầy đủ trên lớp, các em hoàn toàn có đủ kiến thức và kỹ năng để dự thi.

Việc đầu tiên các em cần xác định là sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào trường đại học nào, tìm hiểu xem trường đó năm nay có sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực hay không. Khi đã biết mục tiêu của mình, cần tìm hiểu về bài thi Đánh giá năng lực: cấu trúc, ma trận, định dạng bài thi, các thông tin liên quan,… Những thông tin này chúng tôi đã công bố đầy đủ trên các phương tiện truyền thông.

Bước thứ ba là làm đề thi tham khảo. Qua vài lần thi tham khảo, thí sinh sẽ thấy mình hổng kiến thức ở đâu để có kế hoạch ôn tập hợp lý. Dù các em ôn tập trên lớp, ôn tập theo nhóm hay ôn tập theo các hình thức khác thì những bước này rất cần thiết để hoàn thiện hành trang một cách vững chắc trước khi bước vào kỳ thi.

Do đó, việc nhất thiết có phải tham gia lớp ôn luyện hay không là phụ thuộc vào quyền của thí sinh. Nhưng lời khuyên của chúng tôi là nếu không học tập một cách nghiêm túc, không tìm hiểu kỹ hoặc không chuẩn bị tốt, dù em có tham gia lớp ôn luyện hay không, kết quả cũng sẽ không thay đổi.

Hãy nghiên cứu kỹ; hệ thống hóa lại các phần kiến thức, từ Toán đến Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học,…; không nên nhớ khu trú một vài phần, bởi bài thi có sự gắn bó hữu cơ, có sự xâu chuỗi với nhau. Khi đã hệ thống được kiến thức, dù là em gặp phải câu hỏi dễ, trung bình hay câu hỏi khó, em cũng có thể dễ dàng tìm ra phương án giải quyết hơn là chỉ nhớ một phần.

Bên cạnh đó, đối với bài thi trên máy, tôi vẫn nhắc nhở các em rằng hãy làm bài thi tham khảo để biết được cách làm bài thi trên máy khác bài thi trên giấy thế nào. Tự tin cũng là một yếu tố quan trọng, cùng với hành trang kiến thức để các em bước vào phòng thi.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.