Chứng chỉ hành nghề sẽ giúp phân biệt nhà giáo và người tự xưng nhà giáo

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), Thành viên thường trực Ban soạn thảo Dự án Luật Nhà giáo Vũ Minh Đức tại Tọa đàm với các cơ quan báo chí về Dự thảo Luật Nhà giáo, tổ chức chiều 17.5.

Phát biểu tại Tọa đàm, Cục trưởng Vũ Minh Đức cho hay, một trong những quy định được nêu tại dự thảo Luật Nhà giáo là việc sẽ cấp chứng chỉ hành nghề cho giáo viên, từ đó đảm bảo việc chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo.

Chứng chỉ hành nghề cho giáo viên sẽ là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những người đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Như vậy, những người đương nhiên được cấp chứng chỉ không cần qua sát hạch gồm tất cả giáo viên đang giảng dạy tại các trường công lập và ngoài công lập.

Đối với các nhà giáo đã về hưu chưa được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu có nguyện vọng cũng có thể xin cấp chứng chỉ này để ghi nhận sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục hoặc sử dụng để tiếp tục hoạt động nghề nghiệp. Trên thực tế, nhiều nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng sức khỏe vẫn tốt, trí tuệ minh mẫn, vẫn có thể tham gia các hoạt động giáo dục.

Đối với những giáo viên tuyển mới, sau khi Luật có hiệu lực thi hành sẽ phải trải qua một kỳ sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề.

Theo Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức, để trở thành giáo viên có hai nguồn bao gồm: sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm và người tốt nghiệp ngành khác, đạt trình độ theo quy định và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tất cả những đối tượng này đều phải thực hiện việc thực tập trong thời gian 1 năm, sau đó sẽ được đánh giá hoàn thành, được cơ quan tuyển dụng cho tuyển dụng.

Trong cấu trúc module đào tạo nghề sẽ có những module đã được đào tạo trong các trường đại học sư phạm. Do đó, với những sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm khi tham gia các khóa đào tạo này sẽ không phải học những nội dung trùng lặp và được rút ngắn thời gian đào tạo để sớm được cấp chứng chỉ hành nghề. 

Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức nhấn mạnh, chứng chỉ hành nghề giáo viên nhằm nâng cao vai trò, vị thế của nhà giáo để phân biệt với các ngành khác, đặc biệt là phân biệt giữa những người đủ tư cách dạy học với những người không đủ tư cách dạy học nhưng tự nhận là nhà giáo.

“Hiện nay, tình trạng này khá nhiều, đặc biệt là trên mạng xã hội. Nhiều người tự xưng mình là nhà giáo, giảng dạy một nội dung nào đó nhưng không đủ tiêu chuẩn để trở thành nhà giáo. Chứng chỉ này sẽ nâng vị thế của nhà giáo đủ điều kiện tiêu chuẩn giấy phép hành nghề với những người khác”, ông Đức nói.

Ông cũng cho biết, về nguyên tắc, nếu những người “tự nhận là nhà giáo” này có nhu cầu và đáp ứng được yêu cầu thì có thể được cấp giấy phép. Để quản lý thì trong quá trình soạn thảo Dự án Luật Nhà giáo, ban soạn thảo đã đề cập đến, tuy nhiên những đối tượng này hoạt động nhanh và phức tạp, đặc biệt là những đào tạo trực tuyến.

Vì thế, ban soạn thảo sẽ có đề xuất thí điểm thực hiện quản lý một số đối tượng này, trên cơ sở đó sẽ tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung.

Chứng chỉ hành nghề sẽ giúp phân biệt nhà giáo và
Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), Thành viên thường trực Ban soạn thảo Dự án Luật Nhà giáo Vũ Minh Đức (Ảnh: Trần Hiệp)

Ngoài ra, theo ông Đức, chứng chỉ hành nghề còn tạo điều kiện cho nhà giáo khi thay đổi đơn vị công tác, vị trí việc làm hoặc là tham gia thỉnh giảng ở các cơ sở giáo dục khác. Khi đến cơ sở giáo dục khác hoặc chuyển công tác, giáo viên chỉ cần xuất trình giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận nghề nghiệp là có thể được thực hiện giảng dạy mà không phải qua các kỳ sát hạch hay tập sự.

Chứng chỉ này cũng giúp đảm bảo thực hiện công bằng chế độ chính sách cho nhà giáo ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài. Giấy này sẽ được cấp cho tất cả nhà giáo công lập, ngoài công lập, nhà giáo có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, đảm bảo được chất lượng giáo dục ở cả công lập và ngoài công lập, vì người được cấp chứng chỉ đã đảm bảo chuẩn nhà giáo, phù hợp với nghề dạy học.

Đồng thời, đảm bảo công tác quản lý Nhà nước thuận lợi hơn, không chỉ quản lý nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mà có thể quản lý các nhà giáo tham gia các hoạt động ở ngoài cơ sở giáo dục nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn cấp giấy phép.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Phó Trưởng ban soạn thảo Dự án Luật Nhà giáo, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cao với quan điểm xây dựng Luật. Ngoài những nội dung bám sát quan điểm, đường đối, nguyên tắc của Đảng, Nhà nước, quy định pháp luật, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam thì có quan điểm cốt lõi là xây dựng Luật này là để phát triển đội ngũ nhà giáo.

Thứ trưởng nhấn mạnh, với quan điểm nói trên, nếu chúng ta có ban hành chứng chỉ hành nghề thì không phải là tăng cường quản lý nhà giáo, tăng thêm sức ép về văn bằng chứng chỉ đối với nhà giáo mà là để phát triển đội ngũ nhà giáo.

“Một nhà giáo có thể có nhiều chứng chỉ hay hơn một chứng chỉ theo nhu cầu và năng lực nếu nhà giáo mong muốn và được cấp thẩm quyền. Một nhà giáo có thể có chứng chỉ đủ điều kiện, không chỉ dạy ở cấp học mầm non mà có thể là cấp học tiểu học, cấp học cao hơn và ngược lại. Đó là phát triển đội ngũ nhà giáo. Trong lúc chúng ta đang tinh giản đội ngũ công chức, viên chức thì một người có thể làm được nhiều việc nếu họ có năng lực và đủ điều kiện. Đây là quan điểm cốt lõi mà ban soạn thảo đã đề xuất và được các cấp thống nhất rất cao”, Thứ trưởng cho hay.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.