Chiến lược và giải pháp phát triển Học viện Chính sách và Phát triển

Học viện Chính sách và Phát triển lấy phương châm luôn đổi mới sáng tạo để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hiệu quả hoạt động; tập trung phát triển một số ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm, có thế mạnh, thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tiến sĩ Giang Thanh Tùng, Tiến sĩ Giang Thanh Tùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng học viện, Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ: "Học viện Chính sách và Phát triển (APD) được thành lập năm 2008 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, Học viện Chính sách và Phát triển luôn theo đuổi sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý, quản trị, luật và chính sách phát triển, có tư duy năng động, sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế; nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, bồi dưỡng, tư vấn và phản biện chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành kế hoạch và đầu tư và của đất nước.

Học viện đã từng bước khẳng định được vị thế là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu có uy tín, với 10 ngành đào tạo bậc đại học, 06 ngành đào tạo sau đại học, gần 6.000 sinh viên và học viên cao học. Đến nay, Học viện đã có 10 khóa sinh viên đã tốt nghiệp, đóng góp không nhỏ trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho các Bộ, ngành, địa phương và khu vực doanh nghiệp".

Chiến lược và giải pháp phát triển Học viện Chính sách và Phát triển -0

-Học viện Chính sách và Phát triển luôn theo đuổi sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao để có tư duy năng động, sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế, vậy nhiệm vụ này nhà trường đang thực hiện như thế nào?

Tiến sĩ Giang Thanh Tùng:Học viện đã mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài, trong đó phải kể đến việc trong đầu năm nay, Học viện đã triển khai ký kết các MOU, thỏa thuận hợp tác với các đối tác như: với Trường đại học Andrews của Mỹ về giảng dạy, đào tạo; Trường đại học MIT của Úc về phát triển các chương trình đào tạo liên kết; Trường đại học Kadiri của Indonesia, Trường đại học JGU của Ấn độ, Trường đại học NFU (Đài Loan) trong việc trao đổi giảng viên và sinh viên.

Đối với các hoạt động hợp tác trong nước, Học viện đã chú trọng hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước trong đào tạo định hướng nghề cho sinh viên: Ngân hàng Quân đội, ngân hàng Viettinbank, Công ty Cổ phần công nghệ Ladipage Việt Nam, Trung tâm ươm tạo và đào tạo công nghệ cao, Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh (greenhub) …

Học viện cũng hợp tác với một số trường đại học trong việc trao đổi sinh viên, công nhận tín chỉ, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, Học viện đã cùng các trường đại học về kinh tế - quản lý hàng đầu của Việt Nam (Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Thương Mại, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế ) tham gia thỏa thuận công nhận tín chỉ lẫn nhau và trao đổi sinh viên/giảng viên, hợp tác trong nghiên cứu khoa học và tư vấn.

Chiến lược và giải pháp phát triển Học viện Chính sách và Phát triển -0
Học viện Chính sách và Phát triển

-Vậy chiến lược phát triển Học viện Chính sách và Phát triển trong thời gian tới định hướng ra sao thưa ông?

Tiến sĩ Giang Thanh Tùng:Ngày 11.11.2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký Quyết định số 1822/QĐ-BKHĐT về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển Học viện Chính sách và Phát triển đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là cơ sở và tiền đề quan trọng để Học viện định hình rõ ràng hướng phát triển trong giai đoạn tới.

Mục tiêu phát triển được xác định rõ trong chiến lược đó là xây dựng Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học tự chủ, đa ngành, đa lĩnh vực, có uy tín trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách, thuộc nhóm các trường hàng đầu tại Việt Nam về kinh tế, quản lý và chính sách phát triển; tiên phong trong chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; có hệ thống quản trị hiện đại, đạt chuẩn của khu vực và thế giới.

Theo đó đến năm 2025, chúng tôi sẽ thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ để xây dựng nền tảng đại học thông minh, đại học số có tính chất mở, khả năng thích ứng và quốc tế hóa cao.

Đến năm 2030, Học viện Chính sách và Phát triển sẽ trở thành đại học thông minh, có hệ thống quản trị hiện đại và có tính quốc tế hóa cao, có chất lượng, uy tín, thuộc nhóm trường hàng đầu về kinh tế, quản lý và chính sách phát triển tại Việt Nam. Phấn đấu trở thành một trung tâm nghiên cứu, phản biện chính sách có uy tín trong lĩnh vực chính sách phát triển, kinh tế vĩ mô, quản lý nhà nước, tài chính tiền tệ.

Chắc chắn rằng đạt được những mục tiêu đó không phải là điều dễ dàng, sẽ có và đã có rất nhiều khó khăn đến từ những yếu tố bên ngoài Học viện cũng như các yếu tố nội tại. Tuy nhiên, chúng tôi đã xác định các đột phá chiến lược, các giải pháp cụ thể, hợp lý để thực hiện được các mục tiêu đó.

- Ông có thể chia sẻ về những giải pháp để hiện thực hóa chiến lược phát triển của Học viện thời gian tới?

Tiến sĩ Giang Thanh Tùng:  Học viện lấy phương châm luôn đổi mới sáng tạo để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hiệu quả hoạt động; tập trung phát triển một số ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm, có thế mạnh, thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đáp ứng nhu cầu xã hội.

 Có khá nhiều các giải pháp mà chúng tôi đã và đang có kế hoạch triển khai, trong đó gồm những giải pháp mang tính căn cơ như phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên; đổi mới mô hình quản trị; tiếp tục đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo chất lượng; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và làm chủ công nghệ; đảm bảo nguồn lực tài chính; hoàn thiện cơ sở vật chất; tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế.

Học viện sẽ thực hiện nhất quán, xuyên suốt quan điểm lấy người học làm trung tâm, đào tạo lý thuyết gắn với thực tiễn, đáp ứng xu thế phát triển, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có tư duy sáng tạo, năng động, đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh
Giáo dục

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đã nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học với cấp Trung học cơ sở và môn Sinh học với cấp Trung học phổ thông bằng tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, những bộ tài liệu số, tài liệu cập nhật trí tuệ nhân tạo, sẽ hỗ trợ thầy cô thuận lợi hơn khi giảng dạy các môn học này bằng tiếng Anh.