Căn cứ nào để quy đổi 4.0 IELTS sang 10 điểm thi tốt nghiệp THPT?

PGS.TS Lê Kim Anh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, việc quy đổi quy đổi 4.0 IELTS sang 10 điểm thi tốt nghiệp THPT là có căn cứ.

Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, học sinh lớp 12 cần làm 4 bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng bài Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.

Trong đó, Bộ GD-ĐT quy định 2 đối tượng được miễn làm bài thi môn ngoại ngữ bao gồm: Thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng GD-ĐT; thí sinh có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ (giống hoặc khác với môn ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông) hợp lệ, có giá trị sử dụng ít nhất đến ngày 27.6 và đạt mức điểm tối thiểu theo quy định của Bộ.

Những thí sinh khi được miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ sẽ được tính 10 điểm ở môn này để cộng vào điểm xét tốt nghiệp THPT.

Chia sẻ về việc quy đổi điểm IELTS 4.0 tương đương 10 điểm thi tốt nghiệp THPT, PGS.TS Lê Kim Anh cho biết, theo quy đổi tương đối, IELTS 4.0 tương đương trình độ tiếng Anh B1 (trung cấp) trong Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR). Thông tư ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định B1 tương đương với bậc 3/6. Đây cũng là mức học sinh học hết chương trình THPT phải đạt được.

Còn theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia, học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT năm nay cần đạt mức A2, tốt nghiệp đại học mới cần B1. Như vậy, khi xây dựng quy chế thi tốt nghiệp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào chuẩn đầu ra với học sinh để miễn bài thi Ngoại ngữ ở mức IELTS 4.0 hoặc tương đương.

Căn cứ nào để quy đổi quy đổi 4.0 IELTS sang 10 điểm thi tốt nghiệp THPT? -0
PGS.TS Lê Kim Anh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bậc B1 trong CEFR mô tả người học có thể diễn đạt một cách hạn chế quan điểm trong các vấn đề văn hóa hoặc đưa ra lời khuyên trong những lĩnh vực quen thuộc, hiểu được thông báo, chỉ dẫn cộng đồng. Thí sinh đọc hiểu được các bài báo, thông tin hàng ngày; hiểu được ý chính văn bản trong lĩnh vực quen thuộc; có thể viết thư hoặc ghi chú ý chính những vấn đề quen thuộc hoặc những chủ đề có thể đoán trước.

Còn với IELTS, thí sinh ở mức 4.0 được đánh giá sử dụng tiếng Anh hạn chế. Người học có sự thành thạo cơ bản trong tình huống quen thuộc nhưng khó khăn trong khi sử dụng ngôn ngữ phức tạp. Ví dụ ở kỹ năng Nói, người học chưa đạt độ trôi chảy, từ vựng và cấu trúc câu còn đơn giản, còn bị lặp lại. Ở kỹ năng Viết, thí sinh trình bày được ý chính nhưng chưa sắp xếp được mạch lạc, từ vựng và cấu trúc còn hạn chế.

Theo cô Kim Anh, các thang tham chiếu này là căn cứ để xác định thí sinh IELTS 4.0 sẽ đạt được năng lực tương đương với trình độ B1.

Mức chứng chỉ tối thiểu để thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ cụ thể như sau:

Với môn Tiếng Anh, thí sinh cần có chứng chỉ TOEFL ITP 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm trở lên do ETS cấp hoặc IELTS 4.0 điểm trở lên do IDP hoặc Hội đồng Anh cấp.

Với môn Tiếng Nga, thí sinh cần đạt TORFL cấp độ 1 trở lên. Chứng chỉ phải do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội cấp.

Với môn Tiếng Pháp, thí sinh có TCF (300-400 điểm) hoặc DELF B1 trở lên do Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế cấp sẽ được miễn thi.

Với môn Tiếng Trung, bộ yêu cầu thi sinh có HSK cấp độ 3 hoặc TOCFL cấp độ 3 trở lên để được miễn thi. Chứng chỉ HSK phải được cấp bởi Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc, Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia, Tổng bộ Viện Khổng tử (Trung Quốc) hoặc Trung tâm hợp tác giao lưu ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài. TOCFL phải là chứng chỉ do Ủy ban công tác thúc đẩy Kỳ thi đánh giá năng lực Hoa ngữ quốc gia cấp.

Với môn Tiếng Đức, thí sinh cần có Goethe-Zertifikat B1, Deutsches Sprachdiplom (DSD) B1 hoặc Zertifikat B1 trở lên. Các chứng chỉ này phải được Ủy ban giáo dục phổ thông Đức tại nước ngoài cấp.

Với môn Tiếng Nhật, để được miễn thi, thí sinh cần có chứng chỉ JLPT cấp độ N3 được cấp bởi Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản.

Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.